Thư Viện Y Học

Diễn đàn trao đổi thảo luận kiến thức y học

Forum mình có thêm website bsquangicu.com mn vô đọc nhá!

    Hội chứng ruột kích thích

    Admin
    Admin
    Admin
    Admin

    Tổng số bài gửi : 210
    Join date : 07/11/2014
    Age : 37
    Đến từ : DN

    Hội chứng ruột kích thích Empty Hội chứng ruột kích thích

    Bài gửi by Admin Sun Nov 09, 2014 12:59 pm

    Tải bản đầy đủ tại đây

    HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH (HCRKT)
    (Irritable Bowel Syndrom: IBS)

    1. Đại cương

    - Khái niệm: Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là các rối loạn chức năng mạn tính của ruột. Có đặc điểm: Đau bụng hoặc khó chịu kèm theo rối loạn thói quen đại tiện và thay đổi đặc điểm của phân mà không có tổn thương thực thể của ruột. Đây là bệnh lành tính, hay tái phát.
    - Danh pháp: Có nhiều tên gọi: bệnh đại tràng chức năng, hội chứng ruột kích thích, rối loạn cơ năng đại tràng, đại tràng dễ kích thích (Irritable Bowel Syndrom: IBS), đại tràng quá mẫn cảm.
    - Sự thường gặp: Là bệnh phổ biến, chiếm 2% - 20% dân số thế giới. Hay gặp ở Tây Âu hơn vùng Trung Đông và Đông Nam Á. Nữ giới gặp nhiều hơn nam giới, hay gặp ở người trẻ tuổi. Ở Việt Nam bệnh cũng rất phổ biến, liên quan đến nhiễm khuẩn và kí sinh trùng đường ruột để lại hậu quả rối loạn chức năng đại tràng.
    - Phân loại: Có nhiều cách.
    + Rối loạn chức năng đại tràng:  
    . Có rối loạn vận động ruột.
    . Tăng tính nhậy cảm của ruột
    . Sau nhiễm trùng và rối loạn miễn dịch
    . Có rối loạn cảm giác đau trung ương
    + Rối loạn chức năng ống tiêu hoá (HCRKT) gồm:
    . Phần trên ống tiêu hoá: Đau bụng, đầy bụng,buồn nôn, nôn,nóng rát vùng thượng vị (Rối loạn tiêu hoá chức năng: Functional Dyspepsia- FD) khó nuốt, trào ngược dạ dày thực quản.
    . Phần dưới ống tiêu hoá: Chướng bụng, đau bụng với phân lỏng hoặc táo bón chức năng.
    + Bệnh đại tràng chức năng:
    . Nguyên phát (HCRKT).
    . Thứ phát: Sau khi bị những bệnh ngoài đại tràng: Bệnh loét dạ dày, tá tràng, các bệnh gan mật, bệnh thần kinh, nội tiết, sinh dục, sau dùng thuốc...
    - Sinh lý bệnh: Còn chưa rõ. Nhưng nhờ các nguyên cứu về thần kinh, đo chức năng não, đo độ nhạy cảm nội tạng, các chẩn đoán hình ảnh mà có thêm các thông tin.
    + Sự tăng nhận cảm nội tạng: Các kích thích hoạt hoá thần kinh hướng tâm, các kích thích tâm lý tác động vào các thụ cảm thể hoá học, các thụ cảm thể cơ học của cơ trơn, các thụ cảm thể cảm giác của mạc treo mà người thường không cảm nhận được lại gây nên cảm giác đau. Hoặc có sự thay đổi phân bố cơ thể các thụ cảm thể tiếp nhận cảm giác đau.
    + Các rối loạn vận động bất thường của ruột: Có thể xảy ra ở các đoạn khác nhau của ruột khi đói hoặc sau ăn. Ruột non bị co thắt từng đoạn riêng biệt hoặc co thắt sóng di chuyển lớn (Có thể gặp ở người bình thường). Sự vận động của đại tràng tăng lên sau ăn, sau kích thích của Cholecystokinin hoặc sau kích thích của hệ Cholinergic...
    + Stress: Làm tăng pha co thắt đại tràng, giảm co thắt lúc đói của ruột non nhưng ít quan trọng trong cơ chế bệnh sinh. Các ảnh hưởng của thần kinh tự động: sự hoạt động quá mức của hệ thần kinh giao cảm sẽ gây ỉa lỏng. Ngược lại các hoạt động bất thường của hệ thần kinh phó giao cảm sẽ gây táo bón. Hay gặp các bất thường về tâm lý ở các bệnh nhân có HCRKT như lo lắng, bồn chồn, mất ngủ hoặc trạng thái trầm cảm.
    + Sau nhiễm trùng đường ruột và có stress kéo dài sẽ có các bất thường chức năng thần kinh cảm giác và cơ ở đại tràng. Có tăng tiết tế bào Entero chromaffin, tăng hoạt hóa tế bào Mactocyte, tăng hưng phấn dẫn truyền thần kinh não – ruột, tăng Serotonin (5-HT), liên quan đến thụ thể 5-HT3 và 5-HT4 làm tăng thể tích ruột, tăng nhu động ruột, tăng bài tiết dịch ruột.  
    + Chế độ ăn: Tùy từng cá thể mà có tình trạng không dung nạp với từng loại thức ăn riêng biệt hoặc lại quá mẫn cảm với một loại thức ăn nào đó.
    2. Triệu chứng
    2.1. Lâm sàng:
    2.1.1. Cơ năng:
    Tiêu chuẩn Rom II (1999). Các triệu chứng khá phong phú, dễ thay đổi.
    - Triệu chứng tại ruột: Đau bụng xuất hiện liên tục hoặc tái phát nhiều lần trong năm, ít nhất 3 tháng/năm, với đặc điểm:
    + Đau và khó chịu ở bụng: Giảm đau sau khi đi ngoài, kèm theo sự thay đổi số lần đi ngoài (Trên 3 lần/ngày hoặc dưới 3 lần/tuần). Có sự thay đổi hình dạng phân.
    + Có hai hoặc nhiều hơn các dấu hiệu sau và chiếm ít nhất 1/4 thời gian như: thay đổi số lần đi ngoài. Thay đổi hình dạng phân: Táo, lỏng, cứng... Thay đổi sự tống phân: mắc đi ngoài gấp, cảm giác đi chưa hết phân, cảm giác căng giãn ở trực tràng. Phân kèm theo nhày, nhớt, không có máu theo phân. Có cảm giác căng chướng bụng ở từng vùng của đại tràng và đau tăng lên khi khám. Các triệu chứng này thay đổi theo thời gian và lối sống của bệnh nhân.
    - Triệu chứng ngoài ruột: Người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi, lo âu, trầm cảm, nhức đầu, mất ngủ, đau lưng, tiểu khó, giao hợp đau, bất lực, rối loạn kinh nguyệt.
    2.1.2. Thực thể: Các triệu chứng thường nghèo nàn. Bụng có thể chướng hơi, ấn dọc khung đại tràng đau tăng. Có thể sờ thấy từng đoạn đại tràng co thắt, đại tràng đầy hơi hoặc có ít dịch lọc sọc ở hố chậu phải, hố chậu trái, đại tràng ngang hoặc ở góc gan, góc lách. Có khi sờ tưởng nhầm khối u đại tràng.
    2.2. Xét nghiệm: Nói chung các thăm dò đều bình thường, chủ yếu phát hiện để loại trừ với các bệnh khác.
    - Huyết học: Hồng cầu, huyết sắc tố, tốc độ máu lắng.
    - Sinh hoá: TSH, CEA, CA 19.9, CA 72.4 ...
    - Xét nghiệm phân: Tìm ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm, tìm máu ẩn...
    ¬- Xquang: Đại tràng, dạ dày thường không có tổn thương thực thể.
    - Nội soi: Trực tràng, đại tràng có rối loạn co thắt, tăng tiết nhày nhưng không có máu, không có tổn thương viêm, loét hoặc u.                                      
    - Siêu âm ổ bụng: Để tìm các u, hạch bất thường
    3. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt
    3.1. Chẩn đoán:

    - Dựa vào hội chứng đau: Đau dọc khung đại tràng, đau kéo dài, đau tăng khi ăn thức ăn lạ, thay đổi thời tiết, căng thẳng. Ấn dọc khung đại tràng đau.
    - Hội chứng rối loạn tiêu hóa: phân táo hoặc lỏng hoặc táo lỏng xen kẽ kèm theo nhầy không có máu. Thay đổi thói quen đi ngoài hoặc đi cảm giác không hết phân, bụng chướng hơi nhưng thể trạng chung không thay đổi
    - Hội chứng suy nhược thần kinh
    - X quang và nội soi có rối loạn vận động ruột, không có tổn thực thể ở ruột.
    - Bệnh nhân đã được điều trị nhiều đợt, nhiều nơi nhưng bệnh hay tái phát sau các căng thẳng tâm lý.
    * Chú ý:
    . Dựa vào tiêu chuẩn Rom II được phân thành 2 nhóm: Phân táo hoặc phân lỏng.
    . Theo tiêu chuẩn Rom III (2005) với triệu chứng có trước 6 tháng và tái lại trong 3 tháng gần đây. Chia thành 4 nhóm: Có táo bón, ỉa lỏng, táo lỏng xen kẽ, không xác định.
    . Có người mắc HCRKT đồng thời vẫn mắc một bệnh khác như: polype đại tràng, u đại tràng...
    3.2. Chẩn đoán phân biệt:
    + Viêm đại tràng mạn tính: Đau quặn dọc khung đại tràng, phân có nhày hoặc có máu sẫm, soi và sinh thiết đại trực tràng có tổn thương viêm mạn tính.
    + Loạn khuẩn ruột, nấm ruột: Đi lỏng nhiều, phân nhày hoặc máu, soi và cấy phát hiện có nấm. Thường gặp ở những người dùng kháng sinh kéo dài.
    + Polype đại tràng, ung thư đại tràng: Có triệu chứng gần giống viêm đại tràng mạn tính. Soi và sinh thiết thấy tổn thương polype hoặc u.                                                          
    4. Điều trị
    - Chế độ ăn và sinh hoạt: Chọn các thức ăn thích hợp, dễ tiêu, không ăn các chất hay sinh hơi, dễ lên men, giảm các loại đường lactose (Vì hay thiếu men lactase). Không ăn nhiều chất xơ (Trừ người hay táo bón), không ăn quá no, quá nhanh, nhai không kỹ. Tập đi ngoài đúng giờ, tập xoa bóp quanh bụng. Tâm lý liệu pháp: Tránh lo nghĩ căng thẳng, tạo môi trường sống thoải mái.
    - Thuốc: Chữa các triệu chứng.
    + Giảm đau: Papaverin, Nospa, Spasmaverin 0,04g x 4 - 6 viên (Sáng, chiều, tối). Trimebutin 100mg x 2 - 4 viên (Sáng, chiều).
    + Chống táo bón: Chỉ dùng thuốc đến khi có phân mềm.
    . Sorbitol gói 5g x 1 - 2 gói (pha nước uống sáng, chiều).
    . Duphalax 10g x 1 – 2 gói (uống sáng, chiều).
    . Folax 1-2 gói/ngày.
    . Microlax x 1 tuýp thụt hậu môn.
    + Chống ỉa lỏng: Thường dùng 1 vài ngày.
    . Imodium 2mg x 2 – 3 viên/ ngày.
    . Smecta 2-3 gói/ngày.
    + Chống đầy hơi: Carbophos, Simethicon, Pepsane, than hoạt
    + An thần: Rotunda, Seduxen, Sulpiride....
    + Sinh tố: B1, B6, B12, AD....
    + Triệt khuẩn ruột: Ỉa chảy hoặc táo bón kéo dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nên tuỳ mức độ mà dùng một số thuốc: Becberine, Biseptol, Bioflor, Antibio...  
    Tải bản đầy đủ tại đây
    Chia sẻ

      Hôm nay: Fri Mar 29, 2024 1:00 pm