Thư Viện Y Học

Diễn đàn trao đổi thảo luận kiến thức y học

Forum mình có thêm website bsquangicu.com mn vô đọc nhá!

    Hội chứng tắc ruột

    Admin
    Admin
    Admin
    Admin

    Tổng số bài gửi : 210
    Join date : 07/11/2014
    Age : 37
    Đến từ : DN

    Hội chứng tắc ruột Empty Hội chứng tắc ruột

    Bài gửi by Admin Wed Nov 19, 2014 7:02 pm

    HỘI CHỨNG TẮC RUỘT
     
    1. Đại cương:
            Tắc ruột là sự ngừng trệ lưu thông các chất chứa trong lòng ruột (phân, hơi, dịch, dịch tiêu hoá) gây ra trạng thái phải cấp cứu bụng ngoại khoa
    theo struokốp (ctpykov) tỷ lệ tắc ruột trong cấp cứu bụng ngoại khoa chiếm 2,6 - 3,9%. Ở Việt Nam 16 - 19% cấp cứu bụng ngoại khoa.
           - Gặp hầu hết ở các lứa tuổi.
           - Tỷ lệ tử vong cao nhất là các trường hợp đến muộn chết vì rối loạn dinh dưỡng. Mất nước và điện giải.
             Tắc càng cao, càng kéo dài rối loạn càng nhiều (ở Việt Đức tỷ lệ tử vong nếu mổ trong 24 giờ 10% 48 giờ - 3 ngày 65%.
          Chẩn đoán xác định dựa vào lâm sàng và XQuang xác định bệnh thường dễ.
          Chẩn đoán nguyên nhân tắc ruột thường khó vì nhiều nguyên nhân.
    2. Nguyên nhân:
    Có hai loại
    2.1. Tắc ruột cơ học
           Là nguyên nhân do sự chèn ép cản trở lưu thông ruột tức là tổn thương thực thể do:
    2.1.1. Tắc do bít (hoặc nút).
          - Tắc do lòng ruột bị nút  (búi giun, bã thức ăn, quả hạt, sỏi mật).
          - Các chướng ngại thành ruột - bệnh lý ống mật, khối u thành ruột (lành hoặc ác tính) do hẹp, teo ruột bẩm sinh sẹo sau mổ, không có hậu môn (trẻ em sơ sinh 1/2 vạn).
          Tắc do khối u ở ngoài chèn ép, đè vào (u nang buồng trứng, u mạc treo).
    2.1.2. Tắc do thắt
          - Do soắn ruột (soắn đại tràng).
          - Thoát vị nghẹt (thoát vị bẹn, đùi, trong ổ bụng qua lỗ mạc treo).
          - Do dính và dây chằng (tắc ruột sau mổ).
          - Tắc ruột do thắt tiến triển nhiều hơn vì có tổn thương mạch máu và thần kinh.
    2.2. Cơ năng
          Do ruột bị liệt hoặc co thắt nên làm ngừng trệ lưu thông có hai loại :
    2.2.1. Do liệt ruột
          - Viêm phúc mạc
          - Tổn thương thần kinh tuỷ sống.
          - Do phản xạ (đau bụng do sỏi thận  soắn .........)
          - Do tổn thương mạch máu mạc treo-khối máu tụ sau phúc mạc.
          - Liệt ruột sau mổ bụng.
          - Sau các vết thương lớn ở các chỗ khác gẫy xương đùi, hội chứng chèn ép vùi lấp.
          - Ỉa chảy của trẻ em (tăng nhu động ruột quá mức gây liệt ruột).
     
    2.2.2. Do thắt
          - Tổn thương thần kinh trung ương.
          - Ngộ độc chì, Alcoloit.
    3. Triệu chứng:
          Trường hợp điển hình của tắc ruột cơ năng.
    3.1.  Sơ lược giải phẫu bệnh sinh lý bệnh
    3.1.1.  Giải phẫu bệnh
           - Do trong bụng có nhiều dịch ứ đọng. Tăng áp lực thẩm thấu thành mạch (dịch có khi màu hồng hoặc màu đỏ - do bị thắt ruột, có khi có mùi phân do để lâu hoại tử có khi đã thủng (trường hợp đến muộn rất nặng).
          - Nhìn: (hình vẽ).
    Trên chỗ tắc, ruột căng chướng có nhiều hơi và nước nhất là đoạn gần chỗ tắc.
          - Thành ruột mỏng, các mao mạch xung huyết tiến tới nếu bị soắn có màu tím có chỗ hoại tử sắp thủng hoặc đã thủng.....
          - Dưới chỗ tắc: Xẹp nhỏ hơn (như ruột mèo, có khi hơi dãn).
    3.1.2.  Sinh lý bệnh
           Tắc ruột có khí và dịch ứ đọng trên chỗ tắc - ruột chướng khí bao gồm:
           - Có sẵn nay bị ứ đọng thêm.
           - Hơi do nuốt vào.
          - Do lên men các chất trong lòng ruột.
    Dịch:
          - Do ruột tăng tiết vì giảm hấp thu (bình thường 24 giờ ruột và dạ dày tiết 5 - 7 lít dịch tái hấp thu đến 90%) nay chỉ hấp thu 10% - 20%.
          - Về sau do huyết tương thoát mạch vào.
          - Do khối lượng hơi và dịch tăng dần đến áp lực trong lòng ruột. Nhưng áp lực tuần hoàn thành ruột ngừng trệ - thoát huyết tương - mất nước máu cô.
          - Do máu cô làm tăng độ nhớt quánh của máu làm lưu thông máu ngừng trệ dẫn đến thiếu CO2 và thiếu oxy.
          -  Clo máu giảm, u rê huyết tăng do mất dịch.
          -  Độ tan máu tăng.
    3.2. Triệu chứng cơ năng
    3.2.1. Đau bụng
          Đau thành từng cơn, có khi dữ dội đột ngột, có khi lâm dâm rồi tăng dần lên. Các cơn
    đau có thể gần hoặc xa nhau, ngoài cơn đau bệnh nhân cảm thấy dễ chịu.                                                                                                               
    3.2.2. Nôn mửa
           Nôn ngay sau khi đau, càng về sau nôn càng nhiều, tắc càng thấp đôi khi không nôn và thường nôn chậm về sau. Tắc càng cao nôn càng sớm và nhiều. Lúc đầu nôn ra thức ăn
    và dịch mật, sau giai đoạn muộn nôn ra chất có mùi phân là rất nặng.
    3.2.3. Bí trung đại tiện
          Là triệu trứng chung thành bao giờ cũng có, nhưng có thể sau khi tắc bệnh nhân có thể trung hoặc đại tiện được ít phân nhưng sau đó thì tắc hoàn toàn.
    3.3. Triệu chứng thực thể
    3.3.1. Bụng chướng:
            Tắc càng sớm bụng cướng càng sớm càng tăng, chướng toàn bộ. Trong tắc ruột cơ
    năng hoặc tắc ruột cơ học đến muộn có thể chỉ một bên soắn đại tràng.
    3.3.2. Dấu hiệu rắn bò
          Dấu hiệu này có giá trị chẩn đoán và quan sát thấy trong cơn đau hoặc kích thích lên
    thành bụng.
    3.3.3.  Gõ
          Gõ vang phù hợp với chứng chướng bụng có thể gõ đục hai bên mạng sườn khi bệnh
    nhân nằm ngửa.
    3.3.4.  Nghe
          Nhu động ruột tăng lên hơn bình thường nhất là khi đau.
    3.3.5.  Thăm trực tràng - âm đạo
          Thấy bóng trực tràng trống rỗng không có phân, có thể sờ thấy khối u của đại tràng hoặc khối lồng.  Ở  nhũ  nhi  nếu lồng  ruột  thường có máu mũi theo tay. Có thể phát hiện
    khối u ở tử cung hay buồng chứng và khám các lỗ thoát vị để tìm nguyên nhân.
    3.4.  Triệu chứng toàn thân
            Là dấu hiệu để theo dõi bệnh nhân giúp cho điều trị nó không có giá trị chẩn đoán.
    Khi tắc ruột đến muộn sốt cao do nhiễm trùng phúc mạc.
    3.4.1. Các xét nghiệm
          - Mất nước, mất điện giải, đường huyết tăng, tan máu.
    3.4.2. Xquang
          X quang ổ bụng không chuẩn bị: có mức nước và hơi tắc nhiều ở ruột non, mức nước và hơi nằm ở giữa bụng, và ở nhiều tầng khác nhau, vòng hơi bề cao ngắn hơn bề rộng, tư thế nằm ở trước cột sống.
          Tắc ở đại tràng: Mức nước và hơi nằm dọc theo khung đại tràng. Vòm hơi có bề cao dài hơn bề rộng. Bờ của ruột dày hơn ở ruột non.
          Xquang ổ bụng có chuẩn bị: Thụt bằng Barit vào khung đại tràng nếu qua được van Bauhin thì chắc chắn tắc ở ruột non. Thụt Barit có thể biết được đoạn tắc ở đại tràng và còn có thể điều trị được những trường hợp lồng ruột sớm.
    So sánh tắc ruột cơ năng và cơ học:
     
    Triệu chứng
    Cơ năng
    Cơ học
     Đau
     Âm ỉ
     Dữ dội
     Nôn
     Ít
     Nhiều
     Bí trung đại tiện
     Dương tính
     Dương tính
     Bụng chướng
     Dương tính
     Dương tính
     Rắn bò
     Không
     Dương tính
     Quai ruột nổi
     Không
     Có hoặc không
     Nhu động ruột
     Không
     
     Xquang
     Ruột đầy hơi
    Mức nước, hơi
     Xét nghiệm
     Mất nước, điện giải
    Mất nước, ĐG nặng
     Tiên lượng
     Nặng
     Xử trí
    Bảo tồn
    Điều trị ngoại
     
    4. Chẩn đoán:
    4.1.  Chẩn đoán xác định bệnh
    4.1.1. Lâm sàng
         - Đau - Nôn - Bí trung đại tiện - chướng bụng hoặc ít nhất phải có 2 triệu chứng:
                    + Đau bụng từng cơn.
                    + Bí trung đại tiện (bí trung đại tiện là triệu chứng quan trọng).
    4.1.2.  X quang
           Trong các quai ruột nhiều hơi hơn bình thường có nhiều mức nước mức hơi
          - Nếu  đến sớm có nhiều quai ruột căng hơi
          - Nếu là lồng ruột cho chụp khung đại tràng sẽ dừng lại ở chỗ tắc. Có hình càng cua.
    Hoặc hình chôn chén hoặc hình con rắn đầu sáng.
    4.2. Chẩn đoán vị trí tắc
    4.2.1. Tắc ở ruột non
           Triệu chứng cơ năng và toàn thân rõ, nặng, đau từng cơn gấp và dữ dội, nôn sớm và
    nhiều. Toàn thân suy sụp, mạch nhanh, mạch hốc hác, mắt lõm đái ít.
    4.2.2. Triệu chứng thực thể
          Nghèo nàn bụng chướng ít hoặc không. Tắc cao không có rắn bò.Thường do thắt  (Tắc
    ruột non).
    4.2.3.  Tắc đại tràng
          Triệu chứng cơ năng và toàn thân không điển hình, đau âm ỉ hoặc có cơn thưa.
           - Không nôn hoắc chỉ buồn nôn.
           - Toàn thân ít ảnh hưởng.
           -  Bí đại tiện hàng tuần, thỉnh thoảng có trung tiện ít.
           - Thực thể rõ: Bụng  chướng  rõ  to  có hình quai  ruột hình dưới  thành  bụng - thường
    thường do nút - diễn biến bán cấp. Ở người già hay do K
    4.3.  Chẩn đoán cơ chế.
    4.3.1. Tắc do thắt
    Cấp tính, đột ngột.
            - Triệu chứng cơ năng dữ dội, đau nhiều giữa hai cơn đau vẫn đau âm ỉ không dịu
          - Đau dồn dập không nhiều.
          - Bụng chướng ở một chỗ không di động.
          - Không có nhu động.
          - Gõ vang.
          - Sờ căng.
    Xquang: Một đoạn ruột chướng hình chữ u sáng hai bên không đều, ấn đau.
    4.3.2. Tắc do nút
           Không  đột  ngột.  Đau  thưa,  bụng  chướng  nếu trung tiện được thì dễ chịu (dấu hiệu
    Koenig).
         - X quang: Nhiều mức nước và khí.
    4.3.3. Tắc cơ năng
          - Không thấy làn sóng nhu động ruột.
          - Không đau.
          - Không nghe nhu động ruột.
          - Bụng chướng đều.
    4.4. Chẩn đoán nguyên nhân gây tắc
         - Dựa vào tuổi:
    4.4.1.  Trẻ sơ sinh
          - Không hậu môn.
          - Do dị dạng ở ruột  (teo ruột non, già, phình ruột già.)
          - Nhũ nhi:  đang bú 12 - 24 tháng: Lồng ruột cấp tính.
          - Trẻ nhỏ:
                     + Do giun đũa: 97%.
                     + Do bã thức ăn.
                     + Viêm túi bịt Mecken.
            - Người già: Ung thư đại tràng, soắn đại tràng sigma.
            - Người lớn:
                    + Do soắn.
                    + Dính sau mổ hoặc do lao.
                    + Thoát vị nghẹt.
                    + Lồng ruột do k  hoặc giun đũa.
    5. Điều trị:
    5.1.  Tắc cơ năng
    Điều trị nội khoa:
           - Đặt sonde dạ dày - hút liên tục.
           - Đặt sông hậu môn.
           - Phóng bế quanh thận.
           - Tiêm thuốc kích thích nhu động ruột  (tiêm Postigmin)
    5.2.Tắc ruột cơ học
    Bảo tồn.
    Cần điều trị nội khoa tích cực trước trong và sau mổ
          - Hút dịch dạ dày để giảm áp.
          - Hồi phục: nước điện giải, sinh tố trợ tim.
          - Chống nhiễm trùng nhiễm độc.
    Mổ:
          - Có thể vừa mổ vừa hồi sức.
          - Vô cảm nội khí quản là tốt nhất.
          - Đường vào ổ bụng theo đường trắng giữa (rộng rãi dễ rửa kiểm tra thương tổn).
    Phẫu thuật:
          - Có khi rất đơn giản: Bóc tách gỡ dính cắt dây chằng, tháo lồng có khi rất phức tạp và nặng nề phải cắt đoạn ruột (tắc ruột sau mổ).
    Tai ve
    Chia sẻ

      Hôm nay: Fri Mar 29, 2024 2:48 am