Thư Viện Y Học

Diễn đàn trao đổi thảo luận kiến thức y học

Forum mình có thêm website BSQUANG ICU mn vô đọc nhá!

  • Gửi bài mới
  • Trả lời chủ đề này

Nứt kẽ hậu môn

Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 210
Join date : 07/11/2014
Age : 37
Đến từ : DN

Nứt kẽ hậu môn Empty Nứt kẽ hậu môn

Bài gửi by Admin Wed Nov 19, 2014 7:26 pm

NỨT KẼ HẬU MON
                                                                                              
1. Định nghĩa
Nứt kẽ hậu môn là một ổ loét ở niêm mạc da ống hậu môn, nằm ở vùng lược, thường kèm theo sự co thắt của cơ thắt hậu môn và gây ra đau dữ dội sau đại tiện.
2. Giải phẫu bệnh
- Đại thể: nứt kẽ hậu môn th­ường xảy ra ở điểm yếu của hậu môn là tam giác Minor. ổ loét th­ường đơn độc, 90% ở cực sau của ống hậu môn, còn lại ở cực trước,  hầu như không bị ở hai bên. Một số tác giả cho đó là một dạng loét dinh dưỡng. Có hai loại tổn thường loét:
+ Loét cấp: vết nứt nông, hình bầu dục hay tam giác, nhưng do cơ thắt làm rúm lại, đầu trên sát vùng răng l­ược, đầu dưới ra tới rìa hậu môn. Vết nứt có màu đỏ tươi, s­ưng nề.
+ Loét mãn tính: đáy th­ường sâu, có bờ dày, gồ lên, nắn chắc, vết nứt sưng nề, nhợt nhạt hoặc xám. Vết loét thường có hình vợt ngược, đầu trong nhỏ hơn, qua đáy ổ loét thấy được các sợi cơ thắt trong màu trắng bẩn. Tổ chức gần vết nứt như­ mảnh da thừa ở mép hậu môn, nhú phì đại ở đầu trong ổ loét sát đ­ường lược.
- Vi thể: đáy ổ loét có tổ chức hạt, tổ chức liên kết quá sản, thành mạch phì đại, bờ ổ loét có hiện tượng sừng hoá, cơ thắt trong tại chỗ bị viêm xơ.
3. Nguyên nhân
- Do viêm nhiễm hậu môn: theo Oh (1995), sau khi đại tiện, phân bị mắc kẹt ở các nếp hậu môn tạo ra amoniac phối hợp với ion Cl- từ mồ hôi, kích thích gây viêm nhiễm quanh hậu môn. Các tế bào viêm sản sinh ra các men phân hủy chất keo, làm giảm sức bền tổ chức, khi có sự căng dãn thì nứt dễ xuất hiện, nhất là khi phân rắn đi qua sẽ làm rách lớp niêm mạc, da hậu môn tạo nên ổ loét.
- Do viêm xơ cơ thắt trong: khối cơ thắt hậu môn phì đại, tăng trương lực, có thắt rất mạnh, sự co thắt của cơ thắt trong là yếu tố cơ bản làm cho ổ loét không liền đ­ược, áp lực hậu môn lúc nghỉ rất cao trong nứt kẽ hậu môn. Đây là cơ sở lý luận cho phẫu thuật mở cơ thắt trong điều trị nứt kẽ hậu môn.
- Do thiếu máu tại chỗ làm ổ loét không liền được (loét thiếu máu).
      - Do cấu trúc khuyết hổng của cơ thắt hậu môn từ bào thai.
       - Chấn thường: phân rắn, sau phẫu thuật cắt trĩ, hẹp hậu môn, sau khi rặn đẻ.
       - Yếu tố cơ địa.
       - ổ loét hay nằm ở vị trí đường giữa sau, theo Eisenhammer (1951) có 4 lý do:
+ Điểm yếu về giải phẫu: do sự sắp sếp của các thớ cơ thắt làm cho vị trí này bị kéo căng nhiều nhất (vùng tam giác Minor).
+ Lớp da niêm mạc dính chặt vào các thớ xơ chun của lớp cơ phức hợp dọc, thường hoạt động theo cơ thắt trong, khi kích thích bị kéo sang hai phía tách khỏi đường giữa.
       + Da và niêm mạc ở phía sau thường bị lõm sâu bởi các hốc tuyến nên dễ yếu.
+ Do co kéo của búi trĩ hay polyp khi sa ra ngoài nhất là khi rặn.
       - Sau biến chứng của một số bệnh hậu môn - trực tràng: trĩ (9 - 10%), ngứa hậu môn, u lồi (Condylome), viêm trực tràng, viêm quanh hậu môn.
4. Lâm sàng
- Đau hậu môn: đau nh­ư bỏng rát hậu môn, làm cho bệnh nhân rất sợ đi đại tiện. Đau qua 3 giai đoạn:
       + Khi đại tiện khối phân bắt đầu đi qua hậu môn.
       + Hết đau sau vài phút.
       + Đau lại tăng lên dữ dội, rồi đột ngột hết đau.
       - Sau đại tiện, bệnh nhân có thể thấy máu hoặc ít dịch vàng khi lau hậu môn, nhức nhối hậu môn.
- Đau làm bệnh nhân mất ăn, mất ngủ, gầy còm xanh xao ảnh hưởng đến toàn thân và tinh thần.
- Khám hậu môn: đưa ngón tay vào khó khăn do sự co thắt của cơ thắt, đôi khi bị xơ cứng. Bảo bệnh nhân rặn rồi banh nhẹ hậu môn cũng có thể thấy ngay được bờ dưới của nốt loét hoặc một búi trĩ xơ hoá (trĩ gác cổng), da thừa báo hiệu vị trí của loét. Quan sát phân biệt nốt loét mới hay cũ.
- Cần phân biệt nứt kẽ hậu môn với các bệnh đau vùng xương cùng - cụt, đau trực tràng, viêm quanh hậu môn - trực tràng, viêm hốc Morgani và những loét bệnh hoa liễu (nhất là đồng tính luyến ái).
5. Điều trị
5.1. Điều trị bảo tồn
- Giảm đau: ngâm hậu môn bằng nước ấm, đặt thuốc đạn hậu môn, phóng bế dưới chỗ nứt, thuốc giảm đau.
- Chống nhiễm khuẩn.
- Chống táo bón.
- Ngâm, vệ sinh hậu môn sau mỗi lần đại tiện.
5.2. Điều trị ngoại khoa
Nhằm mục đích triệt tiêu sự co cứng của cơ thắt trong.
- Nong hậu môn (Recamier, 1892): làm giảm đau, mất vòng xoắn bệnh lý.
- Cắt bỏ vết nứt rồi khâu lại: cắt bỏ nốt loét và tổ chức xung quanh viêm  xơ theo hình chiếc vợt hoặc bầu dục.
- Mở cơ thắt trong: thường rạch 2/3 cơ thắt trong ở điểm 6 giờ hoặc rạch ở bên, điểm 3 và 9 giờ (tư­ thế sản khoa). Rạch da dài 1cm, xác định sợi cơ thắt, cắt bằng kéo hoặc dao điện, khi cắt xong khâu lại da, niêm mạc. Có thể rạch cả bó nông cơ thắt ngoài.
- Phối hợp cắt bỏ vết nứt và mở cơ thắt trong.
- Cắt mở cơ thắt trong bằng hoá chất: sử dụng nitroglycerin hoặc botulin A gây liệt tạm thời cơ thắt trong làm cho nứt kẽ hậu môn tự liền. Aloder (1994) sử dụng mỡ nitroglycerin đắp ở hậu môn có tác dụng làm giảm áp lực hậu môn lúc nghỉ (nhưng có tác dụng phụ nhức đầu). Jost (1993) sử dụng độc tố botulin A tiêm vào cơ thắt trong ở hai bên vết loét.
5.3. Chỉ định
- Đối với nứt mới điều trị bằng nong hậu môn.
- Vết cũ cắt bỏ vết nứt hoặc mở cơ thắt bằng phẫu thụât, hóa chất.
Tai ve
Chia sẻ
  • Gửi bài mới
  • Trả lời chủ đề này

Hôm nay: Fri Apr 19, 2024 1:00 pm