Thư Viện Y Học

Diễn đàn trao đổi thảo luận kiến thức y học

Forum mình có thêm website bsquangicu.com mn vô đọc nhá!

    Phương pháp đọc x quang phổi

    Admin
    Admin
    Admin
    Admin

    Tổng số bài gửi : 210
    Join date : 07/11/2014
    Age : 37
    Đến từ : DN

    Phương pháp đọc x quang phổi Empty Phương pháp đọc x quang phổi

    Bài gửi by Admin Mon Nov 10, 2014 6:35 pm

    Tải về


    PHƯƠNG PHÁP ĐỌC XQUANG PHỔI
                       

    I. QUY TẮC CẤU TẠO HÌNH ẢNH XQUANG PHỔI:
    1. Phổi bình thường:
    1.1. Rốn phổi: gồm động mạch - tĩnh mạch phổi là chính
    - Động mạch phổi phải chia nhánh trong trung thất.
    - Động mạch phổi trái chia nhánh trong phổi.
    - Rốn phổi phải cấu tạo bởi động mạch phổi thuỳ dưới và tĩnh mạch phổi thuỳ trên, tạo 1 góc mà đường phân giác là rãnh liên thuỳ bé (góc này đầy là u rốn phổi). Bình thường rốn phổi phải tương ứng gian sườn 3 và thấp hơn rốn phổi trái 1-1,5cm.
    1.2. Cây khí – phế quản:
    - Khí quản hình dải sáng ở giữa đường gai sống, dài 17,5cm.
    - Carina tương ứng với D5, góc phân nhánh » 6900.
    - Phế quản gốc phải và trái và phế quản trung gian phải có thể thấy được, khi xung quanh nó là các mạch máu. Còn các phế quản phân thuỳ, không thấy được.
    1.3. Mạch máu phổi:
    - Động mạch phổi thuỳ dưới đi xuống, tĩnh mạch đi ngang.
    - Sơ đồ West = 0,5/1: khẩu kính mạch máu thùy dưới lớn hơn 2 lần mạch máu thuỳ trên.
    Do: đỉnh phổi PPN > Pmao quản
            đáy phổi PPN < Pmao quản
    - Khi hít sâu: PPN tăng, tuần hoàn mao quản giảm.
                         Tuần hoàn động – tĩnh mạch (ngoài PN) tăng.
    Khi thở ra thì ngược lại (nguyên lý Milne).
    1.4. Các phần khác có thể thấy:
    - Tĩnh mạch Ajygos, tĩnh mạch chủ dưới.
    - Rãnh liên thuỳ bé.
    - Tổn thương nhìn thấy d ³ 3mm. u < 6mm không thấy trên XQ.
    1.5. Các thuỳ và phân thuỳ phổi:
    - Khác nhau: bên trái không có phân thuỳ 7 (chung 7 + 8), phân thuỳ 1, 2, 3 = Culmen, phân thuỳ 4,5 = Kingula trên và dưới.
    - Tương ứng trên XQ thẳng: phân thùy 1 ở  trên xương đòn. Phân thuỳ 3 cùng vị trí phân thuỳ 6. Phân thuỳ 5 cùng vị trí phân thuỳ 10.
    2. TIM:
    2.1. Thẳng:
    Bình thường: 1/3 ở bên phải, 2/3 ở bên trái cột sống.
    - Mỏm tim ở tư thế hít sâu mới thấy, vì vòm hoành che.
    - D’G’: là đường kính lớn của thất phải.
    - người nhiều tuổi: bờ tĩnh mạch chủ trên, trùng với phần lên quai động mạch chủ ( > 50 tuổi che lấp quai động mạch chủ).
    2.2. Nghiêng trái:
    - Bờ trước tim là thất phải, nếu to thất phải mất khoảng sáng sau ức, ở đây còn có phần phễu động mạch phổi (coi là thất phải).
    - Phía sau tim: nhĩ trái ở trên, thất trái ở dưới, nếu nhĩ trái to mất khoảng sáng sau tim. Thực quản ở nhĩ trái, nếu nhĩ trái to chèn ép thực quản.
    2.3. Đo tim:
    - Xác định G’ đường // với D’G’.
    - DG’: bình thường = 12-14cm; > 50 tuổi thì d = 13-15cm.
    - D’G: bình thường = 9-10; > 50 tuổi 10-11cm.
    - h + h: bình thường = 10-11; > 50 tuổi 13-15cm.
    - D’G (d của thất phải) bình thường 8-14cm.
    AB từ 2 góc sườn hoành.
    CD từ chỗ lớn nhất 2 bờ tim.
    Bình thường Phương pháp đọc x quang phổi RLYFUzHKyMQlVHwBjgntBPFfXQLQu9eUMALfsE8ERIg+KcoQQ6UEcIaAgBIaAhhP9qv9pJ7FgXTTspAAAAAElFTkSuQmCC (tỷ lệ Groedel)
    Nếu vượt quá tỷ lệ này là tim to (cách đo đơn giản = d lớn nhất của tim > 1/2 d ngực là tim to).
    II. QUY TẮC ĐỌC PHIM CHUẨN THẲNG
    1. Nguyên tắc:
    1.1. Phân tích hình ảnh tổn thương trong không gian 3 chiều:
              Phim thẳng, nghiêng, CT – Scan và chiếu phổi.
    1.2. Đối chiếu với lâm sàng.
    1.3. Đối chiếu với phim cũ (đọc phim chuỗi).
    1.4. Quy vào hội chứng, đối chiếu với bệnh sinh và lâm sàng rồi đưa ra kết luận.
    2. Quy tắc đọc phim chuẩn thẳng:
    - Xác định kỹ thuật chụp, loại trừ các hình ảnh giả, nhiễu.
    - Xác định được các hình ảnh bất thường, cục bộ, lan toả, 1 bên, 2 bên.
    - Đọc từ trên xuống, từ ngoài vào trong, đối chiếu 2 bên.
    - Xác định vị trí tổn thương, mô tả đặc điểm hình thể, xếp thành hội chứng XQ.
    - Đối chiếu với phim nghiêng, phim cũ và lâm sàng.
    3. Quy tắc đọc phim nghiêng:
    - Xác định được tư thế chụp, độ xuyên.
    - Xác định được khí quản, khoảng sáng sau xương ức, sau tim, trước tim, vòm hoành, góc sườn hoành.
    - Phân tích các động mạch, tĩnh mạch phổi (rốn phổi) phải, trái, quai động mạch chủ, hạch, các đốt sống (lao, K).
    - Xác định hình thể, vị trí tổn thương, đối chiếu với phim thẳng.
    III. DẤU HIỆU HÌNH BÓNG FELSON B
    1. Để xác định vị trí khu trú ở bống mờ lồng ngực:
    ng dụng với các bóng mờ nhu mô, rốn phổi, động mạch chủ, vòm hoành, màng phổi, trung thất.
    + Khi 2 bóng mờ đậm độ nước ở cung mặt phẳng thì mất bờ tiếp xúc với nhau (dh (+) tính).
    + Bờ của tim phai, trái, động mạch chủ lên, ở phía trước, quai động mạch chủ, động mạch chủ xuống ở phía sau.
    2. Dấu hiệu mở rộng của dấu hiệu hình bóng:
    - Bóng mờ rốn phổi, nếu nhìn thấy động mạch phổi và các nhánh của nó, thì nó không phải ở rốn phổi.
    - Dấu hiệu che lấp trước: gặp trong u tuyến ức, dấu hiệu che lấp sau gặp trong xẹp phân thuỳ 6 ® làm mất đường uốn MP ở cạnh động mạch chủ, nhưng không mất bờ tim.
    - Dấu hiệu hội tụ: bóng mờ ở rốn phổi, có các mạch máu dừng lại ở bờ bóng mờ ® thì nó khu trú ở rốn phổi. Nếu các nhánh mạch máu hội tụ vào tâm của bóng mờ rốn phổi, thì bóng mờ này nguồn gốc từ mạch máu. Nếu điểm hội tụ không phải là tâm của bóng mờ là u.
    - Dấu hiệu cổ lồng ngực: u trung thất trên, nhìn thấy bờ ở trên xương đòn, thì u ở đằng sau. Ngược lại ở đằng trước.
    - Dấu hiệu tảng băng trôi: u đáy phổi mất bờ tiếp xúc vòm hoành là u ở lồng ngực + 1 phần ở ổ bụng.
    - Dấu hiệu hình bóng giả: mỡ màng ngoài tim.
    IV. DẤU HIỆU PHẾ QUẢN HƠI
    PQ từ cấp >= 3 thông thoáng, xung quanh là đậm độ nước nhìn thấy hình ảnh khí trong PQ (VP thuỳ).
    Tải về
    Chia sẻ

      Hôm nay: Thu Mar 28, 2024 10:01 pm