Thư Viện Y Học

Diễn đàn trao đổi thảo luận kiến thức y học

Forum mình có thêm website BSQUANG ICU mn vô đọc nhá!

    Viêm đại tràng mạn tính

    Admin
    Admin
    Admin
    Admin

    Tổng số bài gửi : 210
    Join date : 07/11/2014
    Age : 37
    Đến từ : DN

    Viêm đại tràng mạn tính Empty Viêm đại tràng mạn tính

    Bài gửi by Admin Sun Nov 09, 2014 3:42 pm

    Tải bản đầy đủ tại đây

    VIÊM ĐẠI TRÀNG MẠN TÍNH

    1. Đại cương
    1.1. Khái niệm
    - Viêm đại tràng mạn tính là chỉ một nhóm bệnh có tổn thương viêm mạn tính ở đại tràng do nhiều nguyên nhân gây nên, có một số biểu hiện lâm sàng giống nhau.
    - Nên hiểu đúng nghĩa là các bệnh viêm đại tràng mạn tính. Phần lớn các nhiễm khuẩn đường tiêu hoá là tổn thương cấp tính, dễ tái phát nên đừng vội quy cho nó là tổn thương mạn tính. Triệu chứng lâm sàng của viêm đại tràng mạn tính dễ nhầm với bệnh đại tràng cơ năng (HCRKT) nhưng không có tổn thương thực thể.
    1.2. Sinh lý đại tràng
    - Vận động của đại tràng:
    + Co bóp đoạn: Thường xảy ra chậm, khoảng 3 giây, co bóp không đều, co bóp từng đoạn, co bóp từng loạt không mang tính chất nhu động. Kiểu co bóp này nhằm giúp cho việc giữ phân lại lâu hơn để tiêu hoá tiếp tục và tái hấp thu nước.
    + Co bóp khối: Là co bóp kiểu nhu động (Peristaltisme) diễn ra trong khoảng 20-30 giây, xảy ra sau khi ăn uống, sau ăn 2 giờ, trước khi thức ăn tới manh tràng.
    Cường độ các nhu động phụ thuộc vào loại thức ăn, số lượng Calorie, phụ thuộc vào các yếu tố thần kinh thể dịch. Về đêm nhu động của đại tràng gần như mất hoàn toàn và tái hoạt động vào lúc tỉnh dậy. Đại tràng phải nhu động yếu, chủ yếu vận động tĩnh, càng sang trái, càng xuống dưới nhu động càng tăng, càng mạnh hơn để tống phân xuống bóng trực tràng, mỗi ngày có 2-3 lần tống phân xuống như thế.
    - Hấp thu:
    + Nước: Nhận khoảng 1,5 lít dịch ở đại tràng và hấp thu 90% ở đại tràng phải và đại tràng ngang. Khả năng hấp thu tối đa có thể lên tới 5 lít/ngày.
    + Muối: Muối mật đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu nước và điện giải.
    Natri: 50-200mEq/l.
    Clo :  Nhiều hơn Na, 965mEq/l.
    Kali: Hấp thu ít hơn, khoảng 10mEq/l.
    - Bài tiết: Bicacbonate: 230mEq/l
    Kali: 8-15mEq/l. Khi nồng độ Kali >15mEq/l thì tái hấp thu, khi <15mEq/l thì bài tiết. Các chất nhày rất giàu Kali (140mEq/l).
    - Tiêu hoá ở đại tràng: Thức ăn chưa tiêu hoá hết, xuống đại tràng sẽ được các vi khuẩn gây lên men và tiêu hoá tiếp. Có khoảng 30-40 loại vi khuẩn ở đại tràng. Quá trình lên men chua diễn ra chủ yếu ở đại tràng phải để oxi hóa gluxit. Quá trình lên men thối diễn ra chủ yếu ở đại tràng trái để oxi hóa Protít. Quá trình lên men sẽ tạo ra các khí, nhất là NH3  2-3mEq/100g phân,  còn các khí của axit hữu cơ khoảng 15mEq/100g phân.
    - Thành phần bình thường của phân:
    + Trọng lượng phân tươi: 132g/ngày.
    + Trọng lượng phân khô: 21,4%. Nếu trọng lượng phân >17,9% thì phân khô. Nếu trọng lượng phân từ 12%-15% thì phân mềm. Nếu trọng lượng phân <12% thì phân lỏng.
    + Natri: 50mEq/l.
    + Kali:111mEq/l.
    + PH trung tính hoặc axit rất nhẹ.
    2. Các triệu chứng chung của nhóm bệnh
    2.1. Lâm sàng
    - Đau bụng: Thường đau âm ỉ, đau quặn từng cơn, thậm chí đau dữ dội vùng hố chậu phải, hố chậu trái hoặc đau dọc khung đại tràng. Bệnh nhân thường đau nhiều về đêm.
    - Rối loạn tiêu hóa: Hay có chướng bụng, đầy hơi, sôi bụng, trung tiện nhiều. Phân thường lỏng, sống phân hoặc táo bón, kèm theo có nhầy đục, kèm máu sẫm, có cảm giác mót rặn, đi ngoài không hết phân. Khi ăn thức ăn lạ,  ăn mỡ, ăn chất tanh thì đau tăng lên và dễ đi lỏng.
    - Toàn thân: Bệnh nhân thường mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ, hay cáu gắt bất thường.
    - Khám bệnh: Có thể gầy sút, thiếu máu hoặc phù, có thể có sốt hoặc không. Khám dọc khung đại tràng thấy đại tràng bị co thắt hoặc có chướng hơi, thừng Sigma (+/-). Nên khám hậu môn, thăm trực tràng để tìm tổn thương như nứt kẽ hậu môn, trĩ nội, trĩ ngoại, u, polype ở trực tràng.          
    2.2. Xét nghiệm
    - Máu: Hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu, tốc độ máu lắng. Thay đổi tuỳ nguyên nhân.
    - Xét nghiệm phân: Soi tìm hồng cầu, bạch cầu, vi khuẩn, kí sinh trùng, Albumin hòa tan trong phân.  
    - Chụp Xquang đại tràng: Thường phát hiện đại tràng tăng nhu động hoặc giảm nhu động, có thể có các ổ loét ở đại tràng, niêm mạc đại tràng ngấm thuốc kém hoặc có hình hai bờ (Do viêm xuất tiết). Phát hiện u hoặc polype ở đại trực tràng.
    - Soi trực tràng, đại tràng ống mềm và sinh thiết: Thấy nếp niêm mạc thô, kém sáng, nhạt màu, xung huyết, có trợt nông, có thể có chảy máu hoặc loét.                                                                                                                                                                                                     - Giải phẫu bệnh: thấy có xâm nhiễm các tế bào viêm mạn tính : Lymphocyte, Plasmocyte... Nhằm phát hiện viêm và để loại trừ với các bệnh khác nhau.
    3. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt
    3.1. Chẩn đoán: Dựa vào:
    - Hội chứng đau bụng: Đau dọc khung đại tràng, ấn vùng hố chậu phải hoặc trái đau, có thể sờ thấy các đoạn đại tràng co thắt, thừng sigma (+/-)
    - Hội chứng rối loạn tiêu hóa: đầy hơi, căng tức đại tràng, mót dặn, cảm giác đi ngoài không hết phân, phân táo hoặc lỏng, phân có nhầy, có máu sẫm màu.v.v
    - Hội chứng suy nhược thần kinh: nhức đầu, thay đổi tính tình, mất ngủ, lo âu.
    - Xquang, nội soi đại trực tràng có hình ảnh viêm đại tràng mạn.
    - Giải phẫu bệnh có tổn thương viêm mạn ở đại tràng.
    - Tiền sử: Có tiền sử lị, viêm đại tràng đã điều trị từ trước.
    3.2. Chẩn đoán phân biệt
    - Phân biệt giữa các bệnh viêm đại tràng mạn tính: Các nhóm bệnh viêm đại tràng mạn tính có triệu chứng lâm sàng gần giống nhau nên dễ chẩn đoán nhầm với nhau nên soi và sinh thiết đại tràng để xác định.
    - Ung thư đại, trực tràng: Về lâm sàng dễ chẩn đoán nhầm với viêm đại tràng mạn nên phải làm kỹ các xét nghiệm để phân biệt
    - Hội chứng ruột kích thích: Về lâm sàng gần giống với viêm đại tràng mạn nhưng không có tổn thương thực thể.
    - Ngoài ra cần chú ý phân biệt với hội chứng kém hấp thu, dị ứng, nhiễm độc chì mạn tính, loạn khuẩn đường ruột, nấm ruột, viêm đại tràng giả mạc...
    4. Các bệnh viêm đại tràng mạn tính
    Có nhiều bệnh có và không rõ nguyên nhân. Giới thiệu một số nhóm bệnh:
    4.1. Viêm đại tràng mạn tính do nhiễm khuẩn và kí sinh trùng
        Nhiễm khuẩn và kí sinh trùng thường gây viêm ruột cấp tuy nhiên cũng có trường hợp viêm ruột mạn tính.
    - Viêm đại tràng mạn tính do amip: Thường gặp viêm cấp tính, hiếm khi gặp viêm mạn tính do amip. Có nhiều người không thừa nhận viêm đại tràng mạn tính do amip, chỉ có bệnh đại tràng chức năng sau lỵ amip. Triệu chứng như triệu chứng chung. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, soi đại tràng, sinh thiết và giải phẫu bệnh. Xét nghiệm phân ít thấy amip hoạt động, co thể thấy thể kén. Trong tiền sử có đợt lỵ cấp.
    Điều trị theo nguyên tắc điều trị chung. Kết hợp kháng sinh diệt Amip.
    Direcxiod 0,25g x 4 viên/ngày x 7-10ngày.
    Flagentyl 0,5g x 2 viên/ngày x 7 ngày.
    - Viêm đại tràng mạn tính do lao: Là các tổn thương viêm mạn tính đặc hiệu do lao (xem bài lao ruột).
    4.2. Viêm loét đại trực tràng chảy máu (Viêm đại trực tràng chảy máu, viêm loét đại tràng).
    - Bệnh gặp nhiều ở các nước Âu Mỹ khoảng 40-80 ca/100.000 dân. Nữ gặp nhiều hơn nam.
    - Bệnh sinh: Chưa rõ cơ chế. Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu có liên quan tới tình trạng nhiễm khuẩn, rối loạn tâm thần, rối loạn tự miễn, các rối loạn thần kinh cơ đại tràng gây thiếu máu đại tràng, tình trạng nhiễm khuẩn kích thích cơ thể sinh kháng thể chống lại vi khuẩn và sinh kháng thể chống lại niêm mạc ruột theo cơ chế tự miễn dịch.
    - Lâm sàng: Bệnh thường diễn biến từng đợt, bắt đầu từ trực tràng các tổn thương lan rộng lên trên, các tổn  thương ngày càng nặng với các triệu chứng:
    + Triệu chứng về tiêu hoá: ỉa ra máu tươi, máu sẫm có thể có đau hoặc không đau ở đại tràng
    + Triệu chứng ngoài đường tiêu hoá như: Sốt hoặc không sốt, có thể sốt vừa hoặc sốt cao, đau mỏi các cơ khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp cùng chậu, viêm mống mắt, viêm gan, viêm thận...
    - Xét nghiệm:  
    + Máu: Kiểm tra hồng cầu, HST, Hematocrit. Nhóm máu
    + X quang đại tràng: Có rối loạn cơ thắt đại tràng hoặc đại tràng phình giãn to có thể thấy các ổ áp xe ở thành ruột, polype...
    + Nội soi đại tràng ống mềm và sinh thiết: Niêm mạc đại tràng nề, xung huyết mạnh có tình trạng chảy máu, viêm trợt, các ổ loét nông hình bấm móng tay. Niêm mạc có tổn thương lần sần nhiều đám niêm mạc phì đại giả polype.
    + Giải phẫu bệnh: Hình ảnh vi thể có viêm xung huyết, xuất huyết, xâm nhiễm Lymphocyte, Plasmocyte, có ổ loét và các ổ Micro áp xe của các tuyến.
    - Chẩn đoán:
    + Lâm sàng:  Có biểu hiện ở đường tiêu hoá và ngoài đường tiêu hoá.
    + Xquang đại tràng: Có hình ảnh viêm, có thể thấy được các ổ áp xe, polype
    + Nội soi đại tràng và sinh thiết: Có hình ảnh của viêm loét đại trực tràng.
    + Giải phẫu bệnh: Có tổn thương viêm loét đại trực tràng.
    - Chẩn đoán phân biệt: Với Crohn, lao hồi manh tràng, u đại trực tràng.
    - Biến chứng: Thủng, rò ruột, phình giãn đại tràng nhiễm độc dễ gây tử vong
    - Điều trị: Kiêng mỡ, kiêng xơ, tránh các chất kích thích.
    + Corticoid: Dùng đường toàn thân hoặc uống hoặc đặt hậu môn. Liều tấn công 1mg/1kg cân nặng/ngày sau giảm liều dần.
    + Salazopyrine: 3-4g/ngày trong đợt tấn công và giảm dần và duy trì.
    + Imural (Azathioprin)  2,5mg/kg/ngày. Khi các thuốc khác ít kết quả.
    + Hoặc Cyclosporin: Truyền tĩnh mạch 4mg/kg/ngày.
    + Có thể kết kợp với kháng sinh: Cepholosporin thế hệ 3, Metronidazol hoặc Quinolon..
    + Dùng các thuốc giảm đau, cầm ỉa lỏng hoặc chống táo bón, sinh tố, an thần, bồi phụ nước và điện giải, truyền đạm, máu nếu cần.
    4.3. Bệnh Crohn (Bệnh viêm đại tràng thể hạt, viêm ruột cuối thể hạt, viêm ruột non đại tràng khu trú).
    Bệnh Crohn gặp ở các nước Âu Mỹ, ở Việt Nam hiếm gặp. Bệnh Crohn là bệnh viêm mạn tính mô hạt của ống tiêu hoá, bệnh có liên quan đến tình trạng nhiễm trùng do vi rút, do yếu tố môi trường, yếu tố di truyền, yếu tố tự miễn dịch.
    - Giải phẫu bệnh:
    + Đại thể: Đặc điểm có tổn thương khu trú ở từng đoạn ruột xen kẽ giữa vùng lành và vung bị bệnh gọi là tổn thương nhảy cóc (Skip Lesions).
    Đại tràng có hình ảnh xung huyết nề, phì đại niêm mạc giả Polype. Có các ổ loét rộng, có đáy sâu xuống tới lớp cơ, tổ chức xơ phát triển nên nhìn thấy hình ảnh niêm mạc loang lổ như lát đá.
    + Vi thể: Tổ chức hạt có dạng Sarcoidose với các liên bào, Lymphocyte, đại thực bào, tế bào khổng lồ (Giant Epithelioma Cell), đặc biệt không có hoại tử bã đậu.
    - Lâm sàng: Bệnh kéo dài từng đợt, sốt cao, suy kiệt, phù, ỉa lỏng, ỉa máu, sống phân đau bụng dữ dội, dễ chẩn đoán nhầm với viêm ruột thừa, viêm phúc mạc.... Kèm triệu chứng ngoài đường tiêu hoá: Viêm cơ khớp, hồng ban nốt, viêm da, viêm kết mạc, tắc tĩnh mạch (Đa tiểu cầu). Có các biến chứng bán tắc ruột, thủng ruột, rò ra thành bụng, rò hậu môn, phình đại tràng nhiễm độc.
    - Xét nghiệm:
    + Máu: Hồng cầu, bạch cầu, máu lắng. Nhóm máu.
    + Xquang đại tràng: Có thể thấy hình ảnh loét, hẹp từng đoạn đại tràng...
    + Soi đại tràng, sinh thiết: Có hình ảnh loét và hình ảnh niêm mạc xung huyết, loang lổ như lát đá, thành ruột dày, nề, dễ hẹp, hình ảnh niêm mạc phì đại giả polype.
    + Giải phẫu bệnh: (Xem vi thể).
    - Chẩn đoán: Dựa vào lâm sàng, soi, giải phẫu bệnh, kết quả điều trị thử.
    - Chẩn đoán phân biệt: Dễ nhầm với lao ruột, lỵ amit, viêm loét đại trực tràng, u đại tràng.
    - Điều trị nội, ngoại khoa giống như viêm loét đại trực tràng chảy máu.
    4.4. Viêm đại tràng Collagene: Nguyên nhân chưa rõ.
    - Lâm sàng không có gì đặc biệt nhưng phân không bao giờ có máu.
    - Soi đại tràng có xung huyết, xuất huyết.
    - Sinh thiết: Màng đáy dày, phát triển nhiều sợi Collagene, không có tổn thương mạch máu, không xâm nhập tế bào viêm.
    - Điều trị: Điều trị triệu chứng, xem xét dùng kháng sinh hoặc Corticoid.
    Tải bản đầy đủ tại đây
    Chia sẻ

      Hôm nay: Sat Apr 27, 2024 8:55 pm