Thư Viện Y Học

Diễn đàn trao đổi thảo luận kiến thức y học

Forum mình có thêm website bsquangicu.com mn vô đọc nhá!

    Sinh lý bạch cầu (phần 2): Chức năng của bạch cầu Lympho

    Admin
    Admin
    Admin
    Admin

    Tổng số bài gửi : 210
    Join date : 07/11/2014
    Age : 37
    Đến từ : DN

    Sinh lý bạch cầu (phần 2): Chức năng của bạch cầu Lympho Empty Sinh lý bạch cầu (phần 2): Chức năng của bạch cầu Lympho

    Bài gửi by Admin Sat Jun 20, 2020 2:48 pm


    Chức năng của bạch cầu Lympho

    Bạch cầu lymfocyte có chức năng bảo vệ cơ thể bằng hình thức miễn dịch. Dựa vào cách thức thực hiện chức năng cảu chúng phân làm 2 dòng là: Lympho B (có chức năng miễn dịch dịch thể) và Lympho T (có chức năng miễn dịch tế bào)
    2.4.1.Chức năng của bạch cầu lymfocyte B (Bảo vệ cơ thể theo phương thức miễn dịch dịch thể)
    Bình thường lymfocyte B ngủ yên trong tổ chức bạch huyết, chưa sinh kháng thể. Khi có kháng nguyên lạ xâm nhập (lần đầu) như vi khuẩn, virus.. chúng sẽ bị đại thực bào ăn và giải phóng ra các sản phẩm tiêu hoá còn giữ nguyên tính kháng nguyên, những sản phẩm này hấp dẫn và kích thích lymfocyte B làm cho bạch cầu hoạt hoá và chuyển dạng thành bạch cầu non lymfoblast sau đó lại chuyển dạng tiếp thành tương bào plasmablast, những bạch cầu này t rẻ hơn và có nhiều thành phần trong bào tương chúng phân chia rất nhanh tạo ra một lượng lớn loại tế bào này, chúng phát triển và trưởng thành có khả năng sinh kháng thể.

    Phần lớn những tế bào trưởng thành này sản xuất kháng thể (Globulin miễn dịch). Mỗi tế bào sản xuất khoảng 2000 phân tử kháng thể, kháng thể được đưa vào máu ngoại vi tham gia phản ứng miễn dịch. Kháng thể có khả năng tiêu diệt kháng nguyên theo các phương thức sau tuỳ thuộc vào loại kháng nguyên:

    + Phương thức trực tiếp: kháng thể gắn trực tiếp trên kháng nguyên và gây ra hiện tượng: ngưng kết kháng nguyên, kết tủa kháng nguyên, tan kháng nguyên hoặc trung hoà kháng nguyên... Kết quả là kháng nguyên bị bất hoạt hoặc bị tiêu diệt hoặc mất khả năng gây bệnh.

    + Phương thức gián tiếp là thông qua hoạt hoá hệ thống bổ thể. Hệ thống này gồm khoảng 200 loại protein khác nhau dưới dạng tiền enzym khi chúng được kích hoạt nhờ phản ứng KN - KT khởi động làm cho hệ thống bổ thể này được hoạt hoá và khuyếch đại tác dụng tiêu diệt kháng nguyên lên nhiều lần.

    Một số rất ít tế bào trưởng thành không sinh kháng thể và chuyển dạng thành tế bào nhớ, khu trú trong tổ chức bạch huyết. Nếu kháng nguyên cùng loại xâm nhập lần sau, tế bào này nhớ đúng loại kháng nguyên đã xâm nhập, chúng kích thích các hệ thống lymphocyte B sinh kháng thể nhanh và nhiều hơn làm cho khả năng bảo vệ cơ thể tăng lên nhiều lần. Đây là cơ sở của tiêm chủng phòng bệnh.

    2.4.1.Chức năng của bạch cầu lymfocyte T (Bảo vệ cơ thể theo phương thức miễn dịch tế bào)

    Giống như bạch cầu lymfocyte B, sau khi tiếp xúc với kháng nguyên  lạ lần đầu, bạch cầu lymfocyte T cũng được hoạt hoá, chuyển dạng và trưởng thành.Hầu hết các tế bào này thành tế bào sinh kháng thể, kháng thể gắn trên bề mặt tế bào tạo ra recepter đặc hiệu với kháng nguyên, chúng vào máu ngoại vi đến nơi có kháng nguyên lạ để thực hiện chức n ăng miễn dịch.

    -Một số rất ít tế bào lymfocyte T trưởng thành không sinh kháng thể và chuyển dạng thành tế bào nhớ đến khư trú tại tổ chức bạch huyết. Nếu kháng nguyên cùng loại xâm nhập lẫn sau, những tế bào này nhớ đúng loại kháng nguyên đã xâm nhập, chúng kích thích hệ thống lymfocyte T sinh kháng thể nhanh và nhiều hơn làm cho khả năng bảo vệ cơ thể tăng lên nhiều lần.

    -Hầu hết các tế bào lymfocyte T trưởng thành tham gia hoạt động miễn dịch để bảọ vệ cợ thể, chúng bao gồm các loại sau:

    + Lymfocyte T bổ trợ có vai trò trong điều chỉnh miễn dịch, loại tế bào này chiếm nhiều nhất trong các loại tế bào tham gia hệ thống miễn dịch tế bào

    Tác dụng hoạt hoá một số protein trung gian được gọi là các yếu tố lymphokin, yếu tố này là những chất vô cùng quan trọng trong hệ thố ng miễn dịch tế bào. Các yếu tố này bao gồm: interleukin 2, 3, 4, 5, 6, 7 và được viết là IL-2, IL-3, IL4, IL-5, IL-6. IL-7. Các chất này có chức năng sau:

    *Kích thích sự tăng trưởng và tăng sinh tế bào lymfocyte T gây độc và lymfocyte T trấn áp, trong đó đặc biệt là vai trò của IL-2 có tác dụng mạnh nhất.

    *Kích thích sự tăng trưởng, tăng sinh và biệt hoá lymfocyte T thành tế bào sinh kháng thể, ngoài ra chúng còn kích thích các lymfocyte B tăng sinh kháng thể. Trong đó đặc biệt là vai trò của IL-4, IL-5 và IL-6 có tác dụng mạnh lên hệ lymphocyte B do đó chúng còn được gọi là yếu tố tăng trưởng lymfocyte B.

    *Hoạt hoá hệ thống mono đại thực bào. Dưới tác dụng của lymfokin, hệ thống mono đại thực bào được tập trung nhiều ở mô tổn thương và làm tăng hiệu quả của quá trình thực bào.

    *Điều hoà ngược với lymfocyte T bổ trợ. Một số lymfokin đặc biệt là IL-2 có tác dụng điều hoà ngược dương tính với lymfocyte T bổ trợ làm tăng hoạt hoá hệ thống miễn dịch để chống lại tác nhân xâm nhập.

    + Lymfocyte T gây độc tế bào. Đây là những lymfocyte T có gắn kháng thể trực tiếp trên bề mặt tế bào, chúng đến tiếp xúc trực tiếp với tế bào lạ như virut, vi khuẩn, tế bào ung thư, tế bào ghép... các kháng thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào bạch cầu gắn trực tiếp vào tế bào kháng nguyên sau đó chúng tiết ra một số chất phân huỷ, chất gây độc vào tế bào lạ làm cho tế bào lạ phồng to ra và bị phá huỷ. Sau khi phá huỷ tế bào, lymfocyte T gây độc lại tách ra và đến tiếp xúc với tế bào lạ khác để tiêu diệt chúng. Kết quả là mỗi tế bào lymfocyte T gây độc có khả năng tiêu diệt nhiều tế bào kháng nguyên.

    + Lymfocyte T trấn áp là những tế bào có chức năng ức chế lymfocyte T gây độc và lymfocyte T bổ trợ do đó chúng điểu hòa được hoạt động của các loại tế bào trong hệ thống miễn dịch tế bào mà không gây ra hiện tượng miễn dịch quá mẫn gây hại cho cơ thể.

    Quá trình điều hoà theo cơ chế điều hoà ngược như sau: Lymfocyte T bổ trợ hoạt động sẽ hoạt hoá lymfocyte T trấn áp, khi lymfocyte T bổ trợ càng tăng nhiều thì phản ứng miễn dịch cũng càng tăng cao đồng thời làm cho số lượng và mức hoạt động của lymfocyte T trấn áp tăng lên rất nhiều. Khi lymfocyte T trấn áp tăng lên rất nhiều chúng tác động ngược trở lại (có tác dụng ức chế) làm cho hoạt động của lymfocyte T bổ trợ giảm xuống do đó phản ứng miễn dịch cũng giảm theo nhờ đó có thể duy trì được phản ứng miễn dịch xẩy ra ở mức độ bình thường.

    Chia sẻ

      Hôm nay: Thu Mar 28, 2024 10:10 pm