Thư Viện Y Học

Diễn đàn trao đổi thảo luận kiến thức y học

Forum mình có thêm website BSQUANG ICU mn vô đọc nhá!

    Sinh lý bạch cầu (Phần 3) - Công thức bạch cầu, số lượng bạch cầu

    Admin
    Admin
    Admin
    Admin

    Tổng số bài gửi : 210
    Join date : 07/11/2014
    Age : 37
    Đến từ : DN

    Sinh lý bạch cầu (Phần 3) - Công thức bạch cầu, số lượng bạch cầu Empty Sinh lý bạch cầu (Phần 3) - Công thức bạch cầu, số lượng bạch cầu

    Bài gửi by Admin Sun Jun 28, 2020 9:01 pm

    Số lượng bạch cầu - Công thức bạch cầu

    Số lượng bạch cầu
    Bình thường số lượng bạch cầu trong máu trung bình khoảng 7000/mm3.
    Tăng trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp, viêm hoặc Leukemia.
    Giảm trong các trường hợp suy tuỷ.
    Công thức bạch cầu
    Công thức bạch cầu là tỷ lệ phần trăm của các loại bạch cầu. Có nhiều loại công thức bạch cầu nhưng trên lâm sàng thường sử dụng công thức bạch cầu thông thường. Người bình thường có thể có công thức bạch cầu như sau:
    Bạch cầu đa nhân trung tính: 60-70 %.
    Bạch cầu đa nhân ưa acid: 2-4 %.
    Bạch cầu đa nhân ưa kiềm: 0,5-1 %.
    Bạch cầu mono: 3-8 %.
    Bạch cầu lympho: 20-25 %.
    Sự thay đổi tỷ lệ các loại bạch cầu giúp các nhà lâm sàng chẩn đoán nguyên nhân.
    Bạch cầu trung tính:
    Tăng khi nhiễm khuẩn cấp, bỏng, stress, viêm.
    Giảm khi nhiễm tia xạ, sử dụng một vài loại thuốc (như thuốc kháng giáp), bệnh Lupus ban đỏ.
    Bạch cầu ưa acid:
    Tăng khi có phản ứng dị ứng, nhiễm ký sinh trùng, bệnh tự miễn, suy thượng thận.
    Giảm khi sử dụng một số thuốc (corticoid), hội chứng Cushing, stress.
    Bạch cầu ưa kiềm:
    Tăng trong một số trường hợp dị ứng, bệnh bạch cầu, suy giáp.
    Giảm  trong trường hợp mang thai, rụng trứng, stress, cường giáp (vì bạch cầu này chiếm tỷ lệ thấp nên rất khó phát hiện giảm).
    Bạch cầu lympho:
    Tăng trong nhiễm virus, bệnh miễn dịch, bệnh bạch cầu.
    Giảm khi bị bệnh nặng kéo dài, tăng nồng độ steroid, bị ức chế miễn dịch.
    Bạch cầu mono:
    Tăng khi bị nhiễm virus, nấm, lao, một số bệnh bạch cầu và bệnh mạn tính.
    Giảm bạch cầu mô-nô rất hiếm xảy ra.

    Một số rối loạn lâm sàng dòng bạch cầu

    Giảm bạch cầu
    Giảm bạch cầu thường xảy ra khi tuỷ xương ngừng sản xuất bạch cầu, làm vi khuẩn và tác nhân gây bệnh khác có điều kiện thuận lợi xâm nhập vào cơ thể.
    Bệnh nhân có thể chết trong vòng 1 tuần do nhiễm khuẩn nặng.
    Nguyên nhân thường do bị nhiễm tia gam-ma (phóng xạ nguyên tử), hoá chất có nhân benzene, anthracene. Ngoài ra có thể do một số thuốc như chloramphenicol, thiouracil, barbiturate.
    Bệnh bạch cầu (Leukemia, ung thư máu)
    Đó là sự sinh sản bạch cầu không thể kiểm soát gây nên do đột biến ung thư của các tế bào dòng tuỷ hoặc dòng lympho. Bệnh bạch cầu được đặc trưng bởi sự gia tăng quá mức số lượng bạch cầu bất thường trong máu.
    Bệnh nhân thường bị nhiễm trùng, thiếu máu nặng, dễ xuất huyết
    Bệnh nhân bệnh bạch cầu cấp có thể chết sau ít tháng không điều trị, còn bệnh bạch cầu mạn có thể sống 10-20 năm.
    Chia sẻ

      Hôm nay: Mon Apr 29, 2024 5:44 am