Thư Viện Y Học

Diễn đàn trao đổi thảo luận kiến thức y học

Forum mình có thêm website BSQUANG ICU mn vô đọc nhá!

    Đọc các chỉ số trên Monitor theo dõi bệnh nhân ICU

    Admin
    Admin
    Admin
    Admin

    Tổng số bài gửi : 210
    Join date : 07/11/2014
    Age : 37
    Đến từ : DN

    Đọc các chỉ số trên Monitor theo dõi bệnh nhân ICU Empty Đọc các chỉ số trên Monitor theo dõi bệnh nhân ICU

    Bài gửi by Admin Wed Mar 29, 2023 9:09 am

    ĐỌC CÁC CHỈ SỐ TRÊN MONITOR THEO DÕI BỆNH NHÂN (ICU MONITOR) 
    Đọc các chỉ số trên Monitor theo dõi bệnh nhân ICU 20230310
     Pleth (Plethysmography): biểu đồ đo thể tích.
    SPO2 ( saturation of peripheral oxygen): nồng độ bão hòa O2 trong máu
    TEMP (temperature): nhiệt độ
    HR (heart rate): nhịp tim
    PR (pulse rate) or pulse: nhịp mạch 
    ECG (Electrocardiogram): điện tâm đồ
    RR (respiration rate) or RESP (respiration): nhịp thở
    ABP (artery blood pressure) huyết áp động mạch (có xâm lấn)
    NIBP (non- invasive blood pressure) huyết áp không xâm lấn)
    SYS (systolic): tâm thu 
    DIA ( diastolic): tâm trương
    ADU (adult): người lớn
    CVP (centre venus pressure): áp lực tĩnh mạch trung tâm
    CAPNO (capinography): thán đồ-biểu đồ ghi lại nồng độ CO2 của khí thở vào và thể tích để theo dõi PaCO2 và tình trạng thông khí bệnh nhân trong gây mê. 
    EtCO2 (End tidal carbon dioxide): áp lực nồng độ khí CO2 cuối thì thở ra
    InCO2 ( Inspire carbon dioxide):áp lực nồng độ CO2 thì hít vào

    Theo dõi các sóng trên monitor

    Dạng sóng Pleth
    Dạng sóng Pleth được tạo ra từ tín hiệu thu được của cảm biến đo SpO2 nhưng dạng sóng Pleth không phải là sự dao động của giá trị SpO2. Giá trị SpO2 thường được thể hiện bằng dạng số trên các monitor theo dõi bệnh nhân. 

    Mỗi chu kỳ trên dạng sóng này ứng với một nhịp đập của tim. Đường đi lên ứng với quá trình tâm thu, máu từ động mạch chủ được bơm đến ngón tay. Đường đi xuống ứng với quá trình tâm trương. Trên đường đi xuống có một gai nhỏ, gai này được tạo ra do máu từ động mạch chủ khi được bơm đến các phần dưới cơ thể tạo sẽ áp lực lên trên và truyền đến ngón tay. Độ cao của sóng cho biết dung lượng máu lưu thông trong động mạch, chiều dài bước sóng cho biết nhịp tim.

    Dạng sóng ECG 
    Monitor thông thường sử dụng 3 điện cực theo dõi được 3 đạo trình và 5 điện cực theo dõi được 7 đạo trình. 

    - Sóng P: Sóng P thể hiện quá trình khử cực ở tâm nhĩ trái và phải, sóng P có dạng một đường cong điện thế dương phía trước phức QRS.
    - Đoạn PR: Đoạn PR là đoạn từ điểm bắt đầu sóng P đến điểm bắt đầu phức QRS. Nó bao gồm thời gian khử cực tâm nhĩ và dẫn đến nút AV thông qua hệ thống His-Purkinje. Đoạn PR kéo dài khoảng 0,12 đến 0,20 giây
    - Phức QRS: thể hiện quá trình khử cực tâm thất. Đoạn này kéo dài khoãng 0,04 đến 0,1 giây.
    - Đoạn ST: Đoạn ST kể từ lúc kết thúc quá trình khử cực tâm thất đến trước khi quá trình tái phân cực bắt đầu. Điểm bắt đầu đoạn này được gọi là “điểm J”, điểm kết thúc gọi là “điểm ST”
    - Sóng T: Sóng T thể hiện quá trình tái phân cực tâm thất. Vì tốc độ tái phân cực nhỏ chậm hơn khử cực nên sóng T rộng và có độ dốc thấp.

    Dạng sóng thở
    Sự biến đổi của đường cong ứng với sự thay đổi trở kháng của lồng ngực. Mỗi chu kỳ gồm 1 đường cong lên xuống, đoạn đi lên ứng với kỳ thở vào, thể tích lồng ngực tăng khiến trở kháng cũng tăng. Đoạn đi xuống ứng với kỳ thở ra. 

    Dạng sóng huyết áp 
    Để theo dõi huyết áp liên tục và vẽ đồ thị, các bác sĩ phải sử dụng phương pháp đo huyết áp xâm lấn (Invasive Blood Pressure hay IBP). Người ta có thể đo IBP tại nhiều vị trí trên cơ thể nhưng thông thường nhất là đo ở động mạch quay, đùi,…Dạng sóng huyết áp có hình dạng gần giống với hình dạng sóng Pleth do cả hai đều liên quan đến mức độ bơm máu đến động mạch.
    Cre: Cập nhật Y khoa - Medical updates
    Chia sẻ

      Hôm nay: Sun Apr 28, 2024 5:02 pm