Thư Viện Y Học

Diễn đàn trao đổi thảo luận kiến thức y học

Forum mình có thêm website BSQUANG ICU mn vô đọc nhá!

  • Gửi bài mới
  • Trả lời chủ đề này

Viêm phổi cấp

Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 210
Join date : 07/11/2014
Age : 37
Đến từ : DN

Viêm phổi cấp Empty Viêm phổi cấp

Bài gửi by Admin Mon Nov 10, 2014 10:00 pm

Tải về



VIÊM PHỔI CẤP

I. ĐẠI CƯƠNG:
1. Định nghĩa:
- Viêm phổi cấp (VPC) là viêm nhiễm cấp tính ở nhu mô phổi ( PN, tiểu PQ tận, tiểu PQ HH, tổ chức kẽ )
- Do nhiễm tác nhân gây bệnh không phải lao ( VK , VR, Mycoplasma, KST.. )
- Nguyên phát ở 1 phổi lành hoặc thứ phát ở 1 phổi mắc bệnh mạn tính. Đặc điểm chung là có HC đông đặc phổi.
2. Bệnh sinh:
- VPC có sự liên quan chặt chẽ giữa cơ chế bảo vệ đường thở, miễn dịch của cơ thể, với các tác nhân gây bệnh.
- Đường HH trên: IgA – S ngăn cản nhiễm vi rút, ngưng kết vi khuẩn làm vi khuẩn không gắn vào được niêm mạc PQ. IgG ở đường HH dưới và trong huyết thanh làm ngưng kết  opsonin hoa VK, tác động cho ĐTế BàO và N.
- Tại PN: Đại thực bào PN có vai trò chủ chốt diệt VK, VR phối hợp với hoạt động của L và Plasmoxyt. Chất Sunfactant giữ vai trò ổn định PN và hoạt động của ĐTế BàO.
- Các cơ chế khác: hoạt động của nhung mao, Globulin MD A và C và các men ở dịch tiết PQ. Interferon…
+ Khi các cơ chế bảo vệ này  bị rối loạn hoặc suy giảm, thìu VK sẽ xảy ra.
- Đường xâm nhập: Máu, bạch huyết, HH , tiếp cận…
- Có thể VPC do 1 loại VK hoặc tạp khuẩn. Tuỳ theo mầm bệnh và triệu chứng khu trú VP cục bộ hoặc lan toả, cấp tính hoặc mạn tính.
3. Phân loại:
- Theo nguyên nhân: VK, VR, Mycoplasma Pneuomoniae, Ticketsia, KST, sau chấn thương và phẫu thuật, VP hút…
- Theo GP: VP thuỳ, VP đốm, VP kẽ.
- Theo diễn biến: cấp, mạn.
II. HÌNH THÁI LÂM SÀNG CÁC LOẠI VP C:
1. Do phế cầu:
- Thuộc loai Gr (+) có vỏ bọc, > 85 typ, hay gặp typ: 1, 3 ,4 7, 8, 12 ( người lớn ) và 6, 14, 19 , 23 ( trẻ em ).
- Người lành mang bệnh 20 – 40%. Dễ mắc khi VPQ mạn, suy giảm MD, bị hít xuống.
- Lan tràn từ ngoại vi vào trung tâm , thuần nhất ( số lượng VK ít, tổn thương phân thuỳ, nhiều, thuỳ hoặc nhiều thuỳ ). Có thể lan vào máu, bạch huyết: TDMP, viêm màng não.
- Giải phẫu bệnh lý: là PN viêm Fibrin bạch cầu. Qua các giai đoạn:
+ Can hoá đỏ ( 12 – 48h ): do xung huyết phổi, HC vào PN.
+ Can hoá xám : BC vào, HC thoái hoá, Fibrin nhiều.
+ Can hoá vàng ( tỳ hoá ): phản ứng thực bào, HC, BC thoái hoá.
- Lâm sàng: HC nhiễm khuẩn cấp tính đột ngột. Đau chói ngực, khạc đờm hồng nhạt, màu rỉ sắt, vàng. Có HC đông đặc điển hình.
- Thể lâm sàng:
+ Trẻ em: sau viêm tai giữa phế cầu: co giật, nặng.
+ Người gìa: không điển hình, biến chứng tim mạch, tiên lượng nặng.
+ Người nghịên rượu: có cuồng sảng.
+ Nặng: sốc, truỵ tim mạch.
+ Thể kéo dài: dễ nhầm với lao.
- Tiến triển: Điều trị Penixilin đến hết sốt sau 4 ngày, 2-3 tuần hết triệu chứng thực thể 3-4 tuần hết triệu chứng trên XQ (không điều trị có cơn bệnh biến ngày thứ 8 ).
- Cận LS:
+ Xquang mờ TN thuỳ hoặc phân thuỳ.
+ Bạch cầu tăng ( 10 – 46.000 )nếu BC < 6000 tiên lượng xấu. N tăng, VS tăng.
+ Chọc KQ hút đờm cấy ( + 72% ). Cấy máu và đờm hậu quả thấp.
+ Test sưng vỏ PC và điện di MD đối lưu ( CIE ) xác định typ FC.
- Điều trị: Penixilin: 1 – 5 triệu đơn vị / 24h ( Ampixilin 2g hoặc Erythromyxin 1,5g ) dùng đến khi Xquang xoá nhiều hoặc thêm 10 ngày sau khi kết HC nhiễm khuẩn. Sau 8 ngày không kết quả xem lại chẩn đoán.
2. Do tụ cầu:
+ Tụ cầu vàng coagulaja (+), gây VP nặng, tử vong cao là VP hoại tử mủ. Sau nhiễm khuẩn huyết, nhiễm VR đường HH, giảm MD…
+ Bệnh sinh: TC ở đường HH bị hít xuống PQ tận lan đến nhu mô nhiễm khuẩn nguyên phát.
. Nhiễm VR tổn thương biểu mô PQ, VK phát triển.
. Sau nhiễm khuẩn huyết.
 Sự huỷ hoại nhu mô thành các vi áp xe ở ngoại vi phổi VP bong bóng , mủ + khí MP.
+ Lâm sàng:
. Khởi phát từ từ, nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng. Đờm mủ vàng hoặc hồng, nâu hoặc máu. HC đông đặc rải rác HC TD + HC TK. Nếu NKH có thể kèm theo áp xe ở gan, thận, não, mủ màng ngoài tim.
- Tiến triển: nhanh và nặng, kéo dài trên 3 tuần.
- Thể LS: thể giả lao, thuỳ viêm, hạt kê, túi khí hoặc TKMP. Thể nặng: sốc, truỵ tim mạch.
+ Cận lâm sàng:
. Xquang: thâm nhiễm rải rác nhiều phân thuỳ, thay đổi nhanh. Sau thường qui tụ  thành nhiều ổ xáp xe, bó TD+TKMP. Túi khí và bóng khí tồn tại lâu dài.
. BC tăng, N tăng, VS tăng. Cấy máu và đờm (+).
+Điều trị: Lincoxin, Methixilin, Cephalosporin, oxaxillin, Rifampyxin, Vancomyxin.
 3. VPC do các vi khuẩn khác:

+ Liên cầu:  loại tan huyết nhóm A, > 50 typ.
. Thường sau cúm. Đường PQ, PQPV đường bạch huyết VP + TDMP. Có thể sau viêm họng, Ami sau thấp khớp, VCTC. ASLO, ASKA (+).
. Tiên lượng nặng khi kèm NKH hoặc mủ MP.
. Điều trị như tụ cầu.
+ Các VP do VK Gr (-):
. Klebsiella: Aerobacter:  gây VP giống lao  xơ hang hoặc GPQ.
Pneumoniae ( TK Friedlander ) VP cấp thuỳ, hoại tử mủ. Xquang: dấu hiệu Bulging. Đờm đỏ gạch. Điều trị : phối hợp kháng sinh: Chlorocid, Cephalosporin, Gentamyxin.
. Hemophilus in Fluenza ( TK Pjiffer ) : typ A, B gây PQPV. Điều trị bằng Ampixilin.
. Legionella pneumoniae ( 1975 ) thành dịch ở Âu, Mỹ, úc. Rất nặng, PQPV, kèm RLTH, tâm thần, suy thận. Điều trị : Tetraxylin+ RMP hoặc Erythromyxin ´ 3 tuần.
. Eschorichia Coli.
. Proteus: VP thuỳ và mủ MP.
. Salmonella.
. Pseudomonas : Aeruginosa ( TK mủ xanh )  VP ở BV, PQPV hoặc đa thuỳ giống tụ cầu. Pseudomallei ( ở dạ dầy , ruột )  VP hoại tử nặng+ tắc mạch phổi, NKH, áp xe nhièu cơ quan, giống lao ( bệnh Melioidosis ).
Điều trị: Gentamyxin + Tinarxilin, Tobramyxin, Amikaxin.
. Acinobacter.
* Đặc điểm chung: phá huỷ nhu mô gây hoại tử, áp xe hoá, biến chứng mủ MP      ( trừ Enterobacter và Serratia ).
- Tiến triển kéo dài, tử vong cao ( 50 – 80% ). Thường ở người giảm MD, bệnh mạn tính, nghiện rượu.
B. Viêm phổi cấp không do vi khuẩn:

1. Mycoplasma pnuomoniea ( Eaton ):  thâm nhiễm nhiều tiểu thuỳ, sốt, viêm họng và HH trên. Nhẹ : khỏi trong vòng 1-2 tuần. Nặng: giống lao cấp, suy HH, truỵ tim mạch ( hiếm ). Điều trị: Tetramyxin, Chloroxit, Ery…
2. Vi rút:
- Viêm đường HH ( VR cúm, Influenza ) , phó cúm. Xquang
- VR hợp bào HH: PQPV. VR sởi: VF thuỳ.
- ECHO – Coxsacline hoặc B gây bệnh Bornhol ( TDMP ) hoặc A gây viêm họng.
- VR Epstein – Bron: VP cấp lan tràn + sưng hạch trung thất.
- Loại Bedsonia lây truyền từ chim, vẹt sang người ( Chlamydia psittaci ).
- Riekettsia gây bệnh giống vi rút.
* Đặc điểm chung: HC viêm long, trong 1 vụ dịch, người giảm miễn dịch, điều trị Tetracylin.
C. Các viêm phổi cấp khác:
1. Viêm phổi ở người suy giảm miễn dịch:
- Người thiếu hụt miễn dịch, mắc bệnh ác tính hoặc do dùng ức chế miễn dịch kéo dài ( Corticoid ).
- Thường nhiễm VK Gr (-), vi rút, nấm ( Aspegilles ), Fumigatus, Candida albicans ) , do  KST ( pneuomo -  cytis carinii )  điều trị bằng = Trimethoprin, Sulphathoxajol.
2. VP sau phẫu thuật hoặc chấn thương:
- Nhiễm khuẩn thứ phát hoặc cơ hội.
- Nguyên nhân: phế cầu, tụ cầu, Hemoflilus influenza.
- Cần dự phòng xẹp phổi, điều trị Cepholosporin.
3. VP hút:
- Sau gây mê, say rượu, co giật, rối loạn ý thức và nôn… hút vào phổi các chất: dầu hoả, xăng…
- Điều trị: đặt nội khí quản hút dịch, thở Oxy, Hydrocortison tĩnh mạch, kháng sinh tuỳ nguyên nhân.
D. Phế quản – phế viêm:
- Các tên: VP ổ nhỏ, VP tiểu thuỳ, VP đốm.
- Nguyên nhân: do nhiều loại VK, VR gây nên. Thường thứ phát sau nhiễm VR đường HH ( sởi ) , ở người suy giảm miễn dịch ( bệnh ác tính , già yếu …)
- Lâm sàng: HC nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp.
HC suy HH.
- Xquang: hình ảnh viêm phổi đốm.
- Điều trị:
. Kháng sinh mạnh phối hợp.
. Thở Oxy hoặc thở máy.
. Truyền dịch + Corticoid.
. Trợ tim, truyền đạm hoặc truyền máu.
. gamma Globilin 0,5 – 2 ml / ngày x 2 ngày 1 lần  x 3 ngày
Tải về
Chia sẻ
  • Gửi bài mới
  • Trả lời chủ đề này

Hôm nay: Sat Apr 27, 2024 8:15 am