Thư Viện Y Học

Diễn đàn trao đổi thảo luận kiến thức y học

Forum mình có thêm website BSQUANG ICU mn vô đọc nhá!

  • Gửi bài mới
  • Trả lời chủ đề này

Ung thư dạ dày

Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 210
Join date : 07/11/2014
Age : 37
Đến từ : DN

Ung thư dạ dày Empty Ung thư dạ dày

Bài gửi by Admin Wed Nov 19, 2014 7:17 pm

UNG THƯ DẠ DÀY
                                                                                         
1. Đại cương
Ung thư dạ dày là loại ung thư hay gặp nhất trong ung thư đường tiêu hoá. Trên thế giới, hàng năm có khoảng 600.000 - 700.000 trường hợp ung thư dạ dày mới được phát hiện (Parkin, 1988), tử vong 25.000 - 35.000 người/năm.
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 19,3/100.000, nữ 9,1/100.000. Lứa tuổi thường gặp là 40 - 60 tuổi. Chẩn đoán sớm ung thư dạ dày đã được cải thiện nhờ kỹ thuật nội soi ống mềm có sinh thiết.
Phương pháp điều trị duy nhất có hiệu quả là phẫu thuật, kết quả sau phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chẩn đoán sớm là quan trọng nhất.
2. Nguyên nhân và điều kiện thuận lợi
2.1. Nguyên nhân
Đến nay vẫn chưa có một sự hiểu biết đầy đủ, rõ ràng.
2.2. Các điều kiện thuận lợi
- Tuổi: ung thư dạ dày thường gặp ở những người 40 - 60 tuổi.
- Giới: nam nhiều hơn nữ, với tỷ lệ 2/1; ung thư dạ dày gặp nhiều ở thành phố hơn nông thôn, người hay hút thuốc lá, uống ruợu mạnh, ăn thức ăn hun khói chứa cacbua.
- Tính chất gia đình: có những gia đình nhiều người cùng mắc.
      - Nhóm máu: người có nhóm máu A có tỷ lệ ung thư dạ dày cao hơn các nhóm khác.
- Các tổn thương tiền ung thư: viêm dạ dày thể teo, dị sản, loạn sản, polyp dạ dày.
- Loét dạ dày: ổ loét lành tính dạ dày có khả năng thoái hoá thành ung thư.
- Tình trạng vô toan hoặc thiểu toan dạ dày kèm theo thiếu máu ác tính, có tỷ lệ mắc ung thư 18 lần nhiều hơn bình thường.
- Xoắn khuẩn H. Pylori có vai trò quan trọng trong sự phát triển của ung thư dạ dày.
 - Ung thư mỏm dạ dày sau cắt đoạn dạ dày trong bệnh loét.
3. Giải phẫu bệnh
3.1. Vị trí
- Vùng hang - môn vị chiếm tỷ lệ từ 70 - 80 %.
- Vùng bờ cong nhỏ chiếm tỷ lệ từ 10 - 15%.
       - Vùng tâm, phình vị 3 - 5%.
       - Vùng bờ cong lớn: ít gặp.
3.2. Đại thể
- Thể u sùi: khối u sùi mọc nụ, phát triển vào trong lòng dạ dày, thường có loét và hoại tử ở giữa.
- Thể loét: thường là những ổ loét to, bờ cứng không đều nổi cao, đáy gồ ghề, dễ chảy máu, có những nụ thịt nhỏ sùi lên.
- Thể thâm nhiễm: ít gặp hơn 2 thể trên, tổn thương nhiễm cứng một vùng dạ dày, niêm mạc dạ dày vùng này bình thường hoặc viêm. Có thể nhiễm cứng toàn bộ thành dạ dày, làm dạ dày biến thành một ống cứng, đây là hình thái đặc biệt gọi là ung thư đét dạ dày (linite plastique).
3.3. Vi thể
       - Ung thư biểu mô tuyến (adenocarcinoma): chiếm tỷ lệ 95%.
+ Ung thư biệt hoá, hay còn gọi carcinoma điển hình:
. Kiểu bè: tế bào xếp thành bè dài.
. Kiểu nang nhỏ: tế bào tuyến tụ tập thành nang nhỏ ở giữa có màng nhầy.
. Kiểu ống - bè: tế bào xếp thành bè xen lẫn hình ống.
+ Ung thư tế bào không biệt hoá:
. Loại chế nhầy.
. Loại không chế nhầy.
. Ung thư loại teo đét dạ dày .
       - Ung thư tổ chức liên kết: ít gặp.
3.4. Phát triển và di căn
- Theo chiều sâu thành dạ dày: lớp niêm mạc, hạ niêm mạc, lớp cơ, thanh mạc; đây là cơ sở phân loại ung thư dạ dày sớm (early gastric cancer) và ung thư dạ dày tiến triển (advanced gastric cancer).
- Theo bề rộng niêm mạc dạ dày: bắt đầu từ vị trí tổn thương lan ra xung quanh. Tính chất tổn thương này được Borrmann nêu ra để làm cơ sở cho cắt dạ dày.
- Theo hệ thống bạch huyết:
            + Xâm lấn đến các hạch lympho quanh dạ dày, di căn đến các nhóm hạch dọc theo các bó mạch chính của dạ dày trong ổ bụng và xa hơn là các hạch trên đòn trái (hạch Troisier), nách trái (hạch Irish).
+ Hiệp hội Nghiên cứu ung thư dạ dày Nhật Bản phân loại di căn hạch bạch huyết gồm 16 nhóm:
Nhóm 1: bên phải tâm vị.
Nhóm 2: bên trái tâm vị
Nhóm 3: dọc bờ cong nhỏ.
Nhóm 4: dọc bờ cong lớn.
Nhóm 5: trên môn vị.
Nhóm 6: dưới môn vị.
Nhóm 7: dọc động mạch vành vị.
Nhóm 8: dọc động mạch gan chung.
Nhóm 9: quanh động mạch thân tạng.
Nhóm 10: vùng rốn lách.
Nhóm 11: dọc động mạch lách.
Nhóm 12: trước và sau cuống gan.
Nhóm 13: trước và sau đầu tụy.
Nhóm 14: dọc động mạch đại tràng giữa.
Nhóm 15: gốc mạc treo ruột.
Nhóm 16: quanh động mạch chủ bụng.
+ Mỗi chuỗi hạch lympho tương ứng với một vùng của dạ dày được chia làm ba chặng:
. Chặng nông (N1): dọc hai bờ cong gồm nhóm 1,2,3,4,5,6.
. Chặng giữa (N2): dọc động mạch thân tạng và các nhánh, gồm 7, 8, 9, 10, 11, 12.
. Chặng sâu (N3): gồm các nhánh 13, 14, 15, 16.
 Ung thư dạ dày K_dd10
Hình 2.4: Các nhóm hạch bạch huyết của dạ dày.
- Theo đường máu: tới các tạng như gan, phổi, xương, não .
- Di căn vào khoang bụng đến phúc mạc thành,mạc treo ruột, buồng trứng (u Krukenberg), túi cùng Douglas (mảng Blumbegr).
Ung thư dạ dày Kdd10
Hình 2.5: Các nhóm hạch bạch huyết của dạ dày.
4. Phân loại  ung thư dạ dày
4.1. Phân loại theo mức độ tổn thương
- Ung thư dạ dày sớm (early gastric cancer): là loại ung thư mà tổn thương mới chỉ ở lớp niêm mạc hoặc dưới niêm mạc, có hay không di căn hạch limpho, có tiên lượng rất tốt.
- Ung thư dạ dày tiến triển (advanced gastric cancer): là loại ung thư mà những tổn thương ung thư đã lan sang lớp cơ, thanh mạc hoặc đã xâm lấn tổ chức xung quanh, tiên lượng rất xấu.
4.2. Phân loại theo TNM
Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ (AJCC, 1997) phân loại theo hệ thống TNM như sau:
- T: u nguyên phát (primary tumor).
+ Tx: khối u nguyên phát không thể đánh giá.
+ To: khối u nguyên phát không chứng minh được.
+ Tis: ung thư tại chỗ (in situ), khối u trong biểu mô chưa xuyên qua màng đáy.
+ T1: khối u xâm lấn lớp niêm mạc và lớp dưới niêm mạc.
+ T2: khối u xâm lấn lớp cơ hoặc lớp dưới thanh mạc.
+ T3: khối u xâm lấn lớp thanh mạc (phúc mạc tạng), chưa xâm lấn vào tổ chức xung quanh.
+ T4: khối u xâm lấn tổ chức xung quanh.
- N: hạch bạch huyết vùng (regional lymph nodes).
+ Nx: các hạch vùng không xác định được tổn thương.
+ No: không có di căn vào hạch vùng.
+ N1: có di căn vào 1 đến 6 hạch vùng.
+ N2: có di căn vào 7 đến 15 hạch vùng.
+ N3: có di căn vào trên 15 hạch vùng. 
- M: di căn xa (distal metastasis).
+ Mx: di căn xa không thể xác định được.
+ Mo: không có di căn xa.
+ M1: có di căn xa.
- Phân giai đoạn:
+ Giai đoạn 0: ung thư khu trú ở lớp biểu mô niêm mạc dạ dày.
      Tis, No, Mo.
+ Giai đoạn I: ung thư khu trú ở vùng niêm mạc dạ dày.
      IA: T1, No, Mo
      IB : T1, N1, Mo.
 + Giai đoạn II: ung thư đã di căn tới các hạch chặng nông (N1).
      T1, N2, Mo.
      T2, N1, Mo.
      T3, No, Mo.
+ Giai đoạn III: ung thư đã lấn ra ngoài dạ dày, lan tới các hạch chặng nông và giữa (N1, N2).
      IIIA: T2, N2, Mo.
                     T3, N1, Mo.
               T4, No, Mo.
       IIIB: T3, N2, Mo.
+ Giai đoạn IV: đã có di căn xa khỏi vùng dạ dày.
      T4, N1, Mo.
      T1, N2, Mo.
         T2, N3, Mo.
         T3, N3, Mo.
         T4, N2, Mo.
         T4, N3, Mo.
         Mọi T, mọi N, M1.
4.3. Phân loại theo Borrmann
Mỗi tổn thương theo Borrmann tương ứng với hình ảnh khác nhau của X quang và nội soi. Đây chính là hình ảnh siêu âm -  nội soi (Echoendoscopy) của ung thư dạ dày.
- Borrmann I: tổn thương dạng polyp, dạng nấm.
- Borrmann II: loét có bờ nhô cao.
- Borrmann III: loét có thành thâm nhiễm.
- Borrmann IV: thâm nhiễm lan toả.
- Borrmann V: không xếp loại được.
 Ung thư dạ dày 310
Hình 2.6: Sơ đồ phân loại giai đoạn của Borrmann.
5. Triệu chứng 
5.1. Triệu chứng lâm sàng
5.1.1. Giai đoạn sớm
Tương ứng với T1 trong bảng xếp loại TNM. Lâm sàng nghèo nàn, không đặc hiệu:
- Đau bụng vùng thượng vị không có chu kỳ (khác với loét).
- Ăn uống kém, chán ăn.
- Toàn trạng không thay đổi, thăm khám bụng không phát hiện gì. 
5.1.2. Giai đoạn tiến triển
Tương ứng T2 - T4
- Triệu chứng cơ năng:
+ Đau bụng vùng thượng vị, đau không có chu kỳ, đau tăng lên sau khi ăn.
+ Nôn và buồn nôn, đây là dấu hiệu khi có hẹp môn vị do khối u gây ra.
+ Chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, đôi khi gặp những bệnh nhân có cảm giác không thèm ăn.
- Triệu chứng toàn thân:
+ Gầy sút cân nhanh, ngày càng thấy rõ.
+ Thiếu máu: biểu hiện da xanh, niêm mạc nhợt.
- Triệu chứng thực thể:
+ Khối u ở bụng: sờ thấy khối u ở vùng thượng vị, tùy theo tính chất của khối u có thể sờ thấy ranh giới rõ, di động hoặc không. Khối u ở vùng hang môn vị khi chưa có xâm lấn ra xung quanh thì sẽ di động dễ dàng.
+ Mảng cứng: thường là tổn thương dạng thâm nhiễm cứng, hoặc xâm lấn ra tổ chức và cơ quan xung quanh, sờ nắn thấy không có ranh giới rõ ràng.
5.1.3. Giai đoạn muộn
- Đau rõ rệt, liên tục, đau nhiều phía sau lưng khi khối u xâm lấn vào tuỵ.
- Thể trạng suy kiệt, da xanh xao, vàng vọt do thiếu máu nặng.
- Khám bụng thấy khối u to chiếm hết vùng trên rốn, ranh giới không rõ ràng, bề mặt gồ ghề, ấn chắc, không đau nhiều.
- Hẹp môn vị rõ nếu ung thư hang môn vị, hẹp tâm vị nếu ung thư vùng tâm vị dạ dày.
- Cổ trướng xuất hiện, phù thiểu dưỡng.
- Vàng da, vàng mắt (tắc mật do ung thư xâm lấn, di căn cuống gan).
- Di căn hạch lymphô xa:
+ Hạch hố thượng đòn trái (hạch Troisier).
      + Hạch nách trái (hạch Irish).
      + Khối u buồng trứng (u Krukenberg).
5.2. Cận lâm sàng
5.2.1. X quang
- Phải chụp X quang có uống baryte là chính, kết hợp chặt chẽ X quang với lâm sàng, khi chẩn đoán phải dựa vào đặc điểm thương tổn tồn tại thường xuyên trong một lần chụp nhiều phim và trong nhiều lần chụp cách xa nhau.
      - Hình ảnh X quang:
      + Hình ảnh thể loét: một ổ đọng thuốc lớn, rộng, không sâu, bờ nham nhở, có thể thấy hình thấu kính là ổ loét lớn ở giữa khối u lồi vào trong lòng dạ dày. Nếu ung thư thể loét ở mặt dạ dày phải chụp đối quang kép.
+ Hình ảnh thể u sùi: hình khuyết cố định, bờ nham nhở, không đều, chỗ đậm chỗ nhạt, thành cứng do khối u chiếm chỗ lồi vào trong lòng dạ dày.   
+ Hình ảnh thể thâm nhiễm: hình một đoạn bờ cong cứng thường xuyên dài hay ngắn, mất tính chất mềm mại, nếu chiếu X quang thấy hình “tấm ván nổi trên mặt sóng”; có thể thấy hình một đoạn thẳng nổi cao hơn (hình cao nguyên) hay lõm xuống (hình lún) so với bờ cong nhỏ. Đôi khi thấy một đoạn hoặc toàn bộ dạ dày bị co rút, teo nhỏ và thuôn dài hình ống cứng. Vùng trước môn vị do thâm nhiễm tạo nên hình ảnh chóp nón hoặc môn vị cứng mở rộng ra. 
 Ung thư dạ dày 410
5.2.2.  Nội soi và sinh thiết
Nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất, xác định được vị trí thương tổn, loại tổn thương, mức độ xâm lấn và sinh thiết cho chẩn đoán xác định.
- Hình ảnh tổn thương ung thư dạ dày sớm: theo Borrmann có 3 loại.                        
+ Loại I: u lồi, tổn thương lồi lên trên bề mặt niêm mạc dạ dày.
            + Loại II: dạng bề mặt (superficial), tổn thương nằm trên bề mặt, ranh giới không rõ, chợt nông niêm mạc dạ dày.
+ Loại III: tổn thương dạng hố, loét  nông, hơi lồi cao.
- Hình ảnh tổn thương ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển:
      + Thể u sùi: u lồi vào trong lòng dạ dày.
      + Thể loét: ổ loét rõ, đáy nham nhở, bờ lồi lõm không đều.
      + Thể thâm nhiễm.
Ngoài ra, còn sử dụng các phương tiện phối hợp với nội soi để chẩn đoán như: nội soi có quay phim, siêu âm nội soi… để xác định chính xác mức độ tổn thương đặc biệt là ung
thư dạ dày giai đoạn sớm.
5.2.3. Siêu âm
Siêu âm có giá trị trong việc xác định dịch cổ trướng trong ổ bụng, kiểm tra các tạng xung quanh hoặc hệ thống hạch lympho di căn, khối di căn gan, u di căn buồng trứng… đóng vai trò quan trọng khi đánh giá khả năng phẫu thuật.
Siêu âm - nội soi (echoendoscopy) giúp cho chẩn đoán bệnh và xác định mức độ xâm
lấn thành dạ dày của ung thư.
5.2.4. Chụp cắt lớp vi tính
 Chụp cắt lớp vi tính cho thấy khối u choán chỗ trong lòng dạ dày, độ dày thành dạ dày, các hạch di căn và các khối u thứ phát ở tụy, gan, buồng trứng…
5.2.5. Xét nghiệm
            - Xét nghiệm máu:  hồng cầu, HST, hematocrit giảm khi có xuất huyết tiêu hóa. Rối loạn điện giải khi có hẹp môn vị, nôn nhiều.
- Một số xét nghiệm khác: xác định nồng độ kháng nguyên ung thư phôi CEA
(carcino - embryonic antigen); phản ứng đông cứng huyết thanh, gen ức chế ung thư p53 đều tăng cao trong ung thư dạ dày, nhưng không đặc hiệu, chỉ có giá trị  theo dõi tiến triển
và tiên lượng kết quả phẫu thuật cũng như tái phát ung thư sau phẫu thuật.
6. Chẩn đoán
6.1. Chẩn đoán xác định
6.1.1. Chẩn đoán ung thư dạ dày sớm
            Rất khó chẩn đoán ung thư dạ dày sớm, khi có các dấu hiệu lâm sàng gợi ý thì phải tiến hành nội soi có sinh thiết tổn thương nghi ngờ.
6.1.2. Chẩn đoán ung thư dạ dày tiến triển
          - Lâm sàng: đau vùng thượng vị không có chu kỳ, đầy bụng, ậm ạch, khó tiêu, gầy sút cân nhanh, thiếu máu, sờ thấy u thượng vị.
          - X quang: cần chụp X quang hàng loạt, có thể phải chụp đối quang kép mới thấy được tổn thương. Có thể thấy hình khuyết, ổ đọng thuốc, nhiễm cứng một đoạn bờ cong nhỏ dạ dày.
          - Nội soi sinh thiết: thấy các tổn thương thể u sùi, loét, thâm nhiễm.
6.1.3. Chẩn đoán ung thư dạ dày muộn
Chẩn đoán ung thư dạ dày muộn thường dễ, dựa vào lâm sàng, hình ảnh X quang dạ dày, nội soi - sinh thiết. Ngoài ra, còn phải dựa vào siêu âm để đánh giá xâm lấn và di căn gan, chụp X quang lồng ngực để xác định di căn phổi.
6.2. Chẩn đoán phân biệt
6.2.1. Loét dạ dày - tá tràng
Loét dạ dày - tá tràng đau có chu kỳ, liên quan đến bữa ăn, đau kéo dài nhiều năm; không sờ thấy u ở thượng vị, chẩn đoán chủ yếu dựa vào nội soi có sinh thiết.
6.2.2. Viêm dạ dày
Viêm dạ dày đau ngay sau ăn, nhất là ăn các thức ăn chua, cay, nóng, uống rượu… cảm giác bỏng rát ngay dưới mũi ức và vùng thượng vị. Nội soi thấy những ổ loét chợt nông, nếp niêm mạc sưng nề đỏ rực. Nếu viêm teo niêm mạc dạ dày, nội soi thấy các nếp niêm mạc teo, hang vị co rút, có các đám viêm đỏ rải rác, cần sinh thiết để có chẩn đoán xác định.
6.2.3. Polyp dạ dày
Polyp dạ dày: lâm sàng khó xác định và không có triệu chứng đặc trưng, có thể phát hiện qua chụp dạ dày thông thường, hoặc đối quang kép. Nội soi cho hình ảnh trực tiếp: polyp có cuống dài thường lành tính, còn polyp có cuống ngắn, đầu to, nhiều múi sần sùi…
nên nghĩ đến thoái hóa ác tính, phải sinh thiết để xác định.
6.2.4. Viêm tụy mãn tính
Viêm tụy mãn tính cơn đau thường kéo dài, có những đợt trội lên thành cơn. Chụp dạ dày và nội soi không thấy tổn thương, siêu âm tụy có thể thấy hình ảnh sỏi tụy hay hình nang giả tụy.
6.2.5. Một số u lành tính khác ở dạ dày
U thần kinh (Schwannome), u cơ trơn (Leiomyome) thường không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu. X quang chỉ thấy hình ảnh một khối u chèn vào lòng dạ dày, nội soi không thấy tổn thương ở niêm mạc, phải sử dụng các kỹ thuật: siêu âm, chụp cắt lớp vi tính để chẩn đoán.
6.2.6. Các khối u ngoài dạ dày
U gan, u đại tràng ngang, u tụy, u mạc treo, u ruột non...
7. Biến chứng 
7.1. Thủng dạ dày
Thủng do hoại tử tổ chức ung thư nhất là thể loét, hoặc ổ loét của ung thư, hoại tử từ niêm mạc ra thanh mạc; thường gặp thủng ở vị trí  bờ cong nhỏ, mặt trước của dạ dày.
7.2. Chảy máu
Chảy máu có thể do tổn thương mạch máu dạ dày, ở những ổ loét hoại tử của khối ung thư hoặc máu chảy rỉ rả từ tổ chức ung thư bị hoại tử.
7.3. Hẹp môn vị
Hẹp môn vị thường do u vùng hang - môn vị. 
7.4. Hẹp tâm vị
Hẹp tâm vị thường do u vùng tâm vị, phình vị lớn.
8. Điều trị
8.1. Điều trị ngoại khoa    
8.1.1. Phẫu thuật triệt để (Radical operation)
- Cắt bán phần cực dưới dạ dày: lấy bỏ đi 3/4, 4/5 hoặc dưới tâm vị dạ dày cùng với khối u, mạc nối lớn, nạo vét hạch bạch huyết theo từng chặng. Cắt trên u ít nhất 6 cm, dưới môn vị 2 cm, tốt nhất sinh thiết tức thì, đảm bảo diện cắt không còn tế bào ung thư; thường áp dụng cho ung thư vùng hang - môn vị, bờ cong nhỏ.
- Cắt bán phần cực trên dạ dày (phẫu thuật Sweet): lấy bỏ 1/3 hoặc 1/2 phần trên dạ dày và phần dưới thực quản bụng cùng mạc nối lớn và nạo vét hạch bạch huyết, phục hồi sự lưu thông tiêu hóa bằng miệng nối thực quản - dạ dày; thường áp dụng cho ung thư tâm vị, phình vị lớn.
- Cắt toàn bộ dạ dày: cắt bỏ dạ dày, mạc nối lớn, nạo vét hạch bạch huyết.
+ Cắt dạ dày toàn bộ theo yêu cầu: tùy theo vị trí khối u, đảm bảo nguyên tắc cắt dạ dày trong ung thư (ít nhất trên khối u 6 cm) mà yêu cầu phải cắt toàn bộ dạ dày. Được chỉ định phần lớn trong điều kiện hiện nay, thường áp dụng cho ung thư vùng thân vị.
+ Cắt dạ dày toàn bộ theo nguyên tắc: bất kể vị trí, kích thước khối u, đều phải cắt toàn bộ dạ dày (hiện nay ít được chỉ định).
+ Cắt toàn bộ dạ dày mở rộng: cắt toàn bộ dạ dày kết hợp cắt bỏ các tạng, cơ quan bị xâm lấn, di căn như gan, lách, tụy, đại tràng, buồng trứng…
8.1.2. Phẫu thuật tạm thời (Palliative operation)
- Nối vị tràng: khi toàn thân và tại chỗ không cho phép phẫu thuật triệt căn, nhất là khi có hẹp môn vị.
- Mở thông dạ dày nuôi dưỡng theo phương pháp Fontan, Witzel, áp dụng cho hẹp tâm vị mà không cắt được toàn bộ dạ dày, cực trên dạ dày hoặc nối vị - tràng.
- Mở thông hỗng tràng nuôi dưỡng theo phương pháp Fontan, Witzel, Roux en Y, áp dụng cho hẹp môn vị mà không cắt được cực dưới dạ dày, toàn bộ dạ dày hoặc nối vị - tràng.
8.1.3 Những kỹ thuật mới trong điều trị ung thư dạ dày :
-   Nội soi dày :
+  Phá huỷ tổ chức ung thư với kích thước nhỏ ở giai đoạn đầu.
+  Căt dưới niêm mạc lấy bỏ khối ung thư với kích thước khối u < 2cm.
-    Phẫu thuật nội soi ổ bụng, bao gồm :
+  Cắt dạ dày qua nội soi (laparoscopic wedge resection- LWR)
+   Cắt niêm mạc trong lòng  dạ dày qua nội soi ổ bụng (Intragontric mucosal resection – IGMR)
-  Phẫu thuât Nội soi cắt đoạn dạ dày (Laparoscopy- Assisted Distal Gastrectomy – LADG)
8.2. Các phương pháp điều trị hỗ trợ
8.2.1. Hoá trị liệu
Hoá trị liệu mang tính chất bổ trợ, các hóa chất được dùng là: 5 - fluoro - uracil (5 - FU), adriamycin, mitomycin C, methotrexat… trong đó được sử dụng nhiều và phổ biến là 5 - FU.
8.2.2. Xạ trị
Xạ trị ít có tác dụng, thường dùng 25 gray, hiện nay có thể sử dụng kết hợp phẫu thuật, xạ trị và hoá trị liệu.
8.2.3. Miễn dịch
Thuốc thường dùng là kháng nguyên đơn (anticorps monodoneur), tuy nhiên kết quả chưa rõ ràng, ngoài ra còn dùng các loại thuốc có tác dụng tăng miễn dịch như: levamison, aslem, interferon.
8.2.4. Thuốc y học cổ truyền
Thuốc y học cổ truyền thường dùng tam thất, lá đu đủ.
Tai ve
Chia sẻ
  • Gửi bài mới
  • Trả lời chủ đề này

Hôm nay: Mon Apr 29, 2024 5:39 am