Thư Viện Y Học

Diễn đàn trao đổi thảo luận kiến thức y học

Forum mình có thêm website BSQUANG ICU mn vô đọc nhá!

  • Gửi bài mới
  • Trả lời chủ đề này

Các hội chứng x quang phổi

Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 210
Join date : 07/11/2014
Age : 37
Đến từ : DN

Các hội chứng x quang phổi Empty Các hội chứng x quang phổi

Bài gửi by Admin Mon Nov 10, 2014 6:40 pm

Tải về


                                 CÁC HỘI CHỨNG XQ PHỔI
I. CÁC HỘI CHỨNG (theo pháp)
1. Hội chứng phế nang:
1.1. Định nghĩa:
          Là tập hợp các dấu hiệu XQ của tổn thương tại các tiều thuỳ phổi. Các phế nang bị nấp đầy dịch, tế bào hoặc chất vô hình. Biểu hiện XQ bằng bóng mờ phế nang.
1.2. Nguyên nhân:
          - Viêm phổi cấp mạn, các loại.
          - Lao phổi.
          - Xẹp phổi thụ động (do TDMP, TKMP).
          - K tiểu phế quản tận – phế nang (TN phổi mạn + PQ hơi).
          - Nhồi huyết phổi và phù phổi huyết động.
          - Dập nát phổi, bệnh tích Protein phế nang.
          - U hạt, amilô phổi.
1.3. Đặc điểm:
          - Phân bố hệ thống (thuỳ, phân thuỳ).
          - Phân bố không hệ thống: bóng mờ phế nang không rõ nét.
          - Xóa mờ mạch máu ở vùng tổn thương.
          - Có khuynh hướng quy tụ lại (dịch lan tràn theo lỗ Kohn).
          - Có dấu hiệu phế quản hơi hoặc phế nang hơi (trong xẹp phổi không có).
          - Hình ảnh: cánh bướm hoặc cánh dơi, phổi trắng, hình nốt phế nang tròn hoặc trái xoan hoặc tuyến nang > 6mm giới hạn xung quanh không rõ nét.
- Giới hạn màng phổi rõ ràng. Trong viêm phổi Klebsiella có dấu hiệu Bulging, rãnh liên thuỳ không di chuyển vị trí (trừ xơ phổi: H/C phế nang mạn tính).
2. Hội chứng Mô Kẽ
2.1. Định nghĩa:
Là các dấu hiệu XQ tổn thương ở khu vưhc mô kẽ xung quanh phế quản mạch máu và thành phế nang. Do tăng cấu trúc côlagan (phù phổi kẽ) ứ máu tĩnh mạch phổi, ứ trệ bạch huyết (viêm bạch mạch K), phát triển tổ chức bệnh lý. Có thể nhìn thấy trên HRCT.
2.2. Nguyên nhân: 130 nguyên nhân
          - Hình ảnh lưới nốt gặp trong viêm bạch mạch K, xơ phổi kẻ vô căn, bụi phổi silic, saccoidôzơ, viêm phổi tăng cảm, viêm phổi virut và Pneumocystis Carini, lao kê, u hạt phổi.
          - Phù phổi mô kẽ: hẹp 2 lá khít (Kerley A, B) bụi phổi silic, viêm bạch mạch K, tắc nghẽn bạch huyết do K, viêm phổi virut.
          - Phân loại:
          + Mô kẽ ngoại vi: vách liên tiểu thuỳ và dưới màng phổi.
          + Mô kẽ trục: vách liên kết quanh phế quản mạch máu.
          + Mô kẽ trong tiểu thuỳ: từ trục đến tiểu phế quản tận.
2.3. Đặc điểm:
- Hình ảnh lưới hoặc lưới nốt nhỏ, rõ nét, giới hạn rõ.
- Không quy tụ, nhưng có thể chồng chéo (Kerley C).
- Không hệ thống.
- Không phân bố theo mạch máu và phế quản.
- Không có phế quản hơi.
- a số tiến triển mãn tính.
- Có thể kết hợp với hội chứng khác: HC phế nang, HC mạch máu, HC màng phổi.
2.4. Các hình ảnh và dấu hiệu:
4.2.1. Các đường Kerley:
- Đường Kerley A (Apex = đinh): do ứ trệ bạch huyết ở khu vực ngoại vi, dưới màng phổi. Là những đường hơi cong dầy 1 – 4mm, dài 3-5mm, khu trú ở vùng giữa và trên phổi chếch xuống dưới vào trong.
- Đường Kerley B (Base = đáy): do đầy vách liên tiểu thùy. Những đường dầy 1-2mm, dài 1-2cm, hình bậc thang ở vùng góc sườn hoành, thẳng góc với màng phổi tạng. Hay gặp trong phổi tim.
- Đường Kerley C (Croise’s = chéo nhau): là nhiều đường lưới chồng chéo lên nhau, do gây nhiều vách trong hoặc liên tiểu thuỳ và vách phế nang (trong xơ phổi mô kẽ, nó là đường bao quanh các ổ sáng < 1cm tạo hình tổ ong).
- Đường Kerley D (Devant = trước): do dầy nhiều vách liên tiểu thuỳ. Là những đường dầy 2-4mm, dài 4-6cm hoặc 10cm. Khu trú ở các phân thuỳ phía trước (nhìn rõ trên phim nghiêng).
- Đường Feischner (F): là các đường ngang, khu trú ở đáy phổi, do xẹp phổi sau nhồi huyết phổi.
2.4.2. Dầy trục xung quanh phế quản mạch máu:
Các bóng mờ xa rốn phổi, xung quanh phế quản và mạch máu, xoá bờ mạch máu. Gặp trong viêm phổi không điển hình.
2.4.3. Tổn thương trong tiểu thuỳ phổi và hình ảnh hỗn hợp:
- Gồm đường Kerley C hoặc các đường lưới.
- Hình ảnh lưới nốt nhỏ (< 3mm) là giao nhau của cac đường lưới trong viêm phổi mô kẽ, xơ phổi kẽ.
- Hình ảnh kính ẩm.
- Hình ảnh kính mờ (ground – glass) ở giai đoạn đầu của tổn thương mô kẽ trong tiểu thuỳ, làm tăng tỷ trọng nhu mô phổi, giống sương mù, không xoá bờ mạch máu.
- Hình ảnh tổ ong (honeycomb): giai đoạn cuối của xơ phổi mô kẽ, là các ổ phá huỷ cạnh nhau d = 3-10mm, những đường xơ hoá xung quanh tiểu thuỳ và liên tiểu thuỳ.
3. Hội chứng nốt:
3.1. Định nghĩa:
Là những bóng mờ tròn cục bộ hoặc lan toả.
3.2. Nguyên nhân:
- Nốt mờ không rõ giới hạn: Lao tản mạn, nấm phổi, K tiểu PQ-PN, nhồi máu phổi, bụi phổi.
- Bờ rõ, d ³ 6mm: lao, K di căn.
- Nốt nhỏ lan toả d < 6mm: lao kê, K kê, bụi phổi, bệnh xơ phổi kẽ vô căn, Sacoidôzơ.
3.3. Đặc điểm:
- Phân bố các nốt chiếm ưu thế ở đáy phổi là lan tràn đường máu (VK, K) (vì phân bố mạch máu ở thuỳ dưới nhiều).
- Các nốt chiếm ưu thế ở giữa phổi, thường trong bệnh hệ thống.
- Nốt phân bố không đều, ưu thế ở 1 vùng, thường là lan tràn đường phế quản (lao).
- Nốt nhỏ, to không đều ở đỉnh phổi thường la lao. Nốt to >= 3cm là u phổi (lao, K).
- Hạt kê nốt nhỏ: d = 1-3mm. Hạt kê nốt lớn: d >= 3 -6 mm.
- Nốt hình hoa giấy tròn (Confetti) hoặc thả bóng, trong khi di căn K. Hình bão tuyết trong lao kê.
4. Hội chứng phế quản:
4.1. Định nghĩa:
Khi phế quản tắc nghẽn do tăng tiết nhầy, mỉ đầy thành phế quản và đông đặc xung quanh phế quản, gây những hình ảnh biến đổi trên XQ, mà bình thường không thấy.
4.2. Nguyên nhân:
- Viêm phế quản mạn (hình phổi bẩn), viêm phế quản bã đậu (lao phế quản), giãn phế quản, xơ hoá kén, khí thế thũng chít hẹp và khí cạm, K phế quản.
- Các bệnh khác có thể có hội chứng phế quản: viêm phổi do virut, phù phổi mô kê, cao áp động mạch phổi.
4.3. Đặc điểm hình ảnh:
- Các dấu hiệu trực tiếp:
+ Dầy thành phế quản hoặc giãn phế quản, có các hình: đường ray, ống tay áo, cổ tay áo, đường song song với mạch máu, ống nhòm, con dấu, nòng súng đại bác.
+ Ùn tắc dịch trong phế quản, có các hình: chùm nho, ngón tay, dải ru băng, chứ V Y. Trên CT – Scan rõ hơn.
- Các dấu hiệu gián tiếp:
+ Khí cạm: do u ở phế quản gốc (phổi sáng tối đảo ngược khi thở).
+ Xẹp phổi: thể tích thuỳ phổi thu nhỏ, mạch máu xít lại. Rãnh liên thuỳ đi chuyển về phía xẹp. Rốn phổi di chuyển chiều thẳng đứng. Vòm hoành bị kéo, gian sườn bị hẹp. Nửa ngực nhỏ lại. Trung thất lệch về bên xẹp. Giãn phổi bù bên lành.
+ Hội chứng tối mở nửa lồng ngực: Tắc phế quản gốc do u, lao, múa co kéo trung thất, khí quản và tim. Xẹp phổi + TDMP nhiều: do chuyển phân li khí quản, trung thất, tim.
5. Hội chứng mạch máu:
5.1. Định nghĩa:
Gồm các biến đổi về khẩu kính, số lượng và vị trí của mạch máu phổi, bình thường phân bố = 1/2.
5.2. Các dấu hiệu XQ:
5.2.1. Giảm phân bố mạch phổi:
Giảm lưu lượng máu ở 1 vùng sẽ tăng phân bố máu ở vùng khác. Hình ảnh động mạch và tĩnh mạch phổi giảm khẩu kính và số lượng -> tăng­ sáng phổi.
+ Khí cạm: Tắc nghẽn phế quản gần hoặc nhiều tiểu phế quản xa -> vùng khí cạm không khí kém (dấu hiệu gián tiếp hội chứng phế quản). Khí thế thũng: khi thở ra tiểu phế quản xẹp lại do giảm tính chung giãn, nền mạch phổi bị phá huỷ -> giảm phân bố mạch.
+ Các trường hợp khác:
. Tắc nghẽn động mạch phổi, tăng áp lực mạch phổi.
. Hội chứng Macleod và hội chứng Jams: 1 vùng hoặc 1 bên phổi tăng sáng.
. Hẹp động mạch phổi bẩm sinh.
. Tăng áp lực mạch phổi (TDMP, TKMP, DDMP) dẫn đến giảm thông khí phổi dẫn đến giảm phân bố mạch.
5.2.2. Tăng phân bố mạch phổi:
Do tăng lưu lượng động mạch phổi hoặc tăng áp lực tĩnh mạch phổi. Hình ảnh tăng khẩu kính mạch máu, lưới mạch máu rõ tới gần MP 15mm. Tái phân bố mạch máu thuỳ trên và thuỳ dưới kiểu 2 gặp trong cao áp tĩnh mạch hậu mao quản (hẹp 2 lá, suy tim trái). Kiểu Các hội chứng x quang phổi ECyBkRwouLRUBotZkaLmSFTzAAAVEVpeFAdqsEAAAAASUVORK5CYII= gặp trong sunt phải – trái (thông lên nhĩ), phổi thận, còn 1 phổi. Nếu đường kính mạch máu tăng khác thường: cung động mạch phổi vồng dẫn đến phình giãn động mạch phổi, dò thông động tĩnh mạch ở nhu mô.
5.2.3. Tăng mạch máu trung tâm + giảm mạch máu ngoại vi:
Gặp trong cao áp động mạch phổi, gồm các hình ảnh:
Ria mép hiến binh: rốn phổi đậm và rộng. Đường kính động mạch thùy dưới phải > 16mm (chỉ số Johnson Wood < 16mm). Mạch máu ngoại vi phổi mảnh dẻ, thưa thớt.
5.2.4. Các biến đổi khác của mạch máu:
* rốn phổi:
- RP to 1 hoặc 2 bên: suy tim trái, hẹp 2 lá, thông liên nhĩ.
- RP bé ở bên + phổi tăng sáng = dấu hiệu Danelins (giảm sản động mạch phổi).
- Hình ảnh ống nhòm (vòng nhẫn Felson): phù phổi kẽ, suy tim trái (m/m + thành phế quản dầy).
- Hình ảnh con dấu: cao áp tiền mạch quản (TPM).
* phổi:
- Tăng sáng: giảm lưu lượng máu.
- Tối mờ: tăng lưu lượng máu.
- Giãn bất thường trên đường đi của động mạch và tĩnh mạch -> phình mạch hoặc dị dạng mạch máu. Thường trong dị tật bẩm sinh (phổi biệt lập).
- Hướng đi của mạch máu lại di chuyển: KPT, xẹp phổi.
6. Hội chứng hang:
6.1. Định nghĩa:
          Tổn thương nhu mô phổi bị hoại tử và tống ra ngoài hình thành các hang ở phổi.
6.2. Nguyên nhân:
K, áp xe, lao, VP hoại tử, nhồi máu phổi, chảy máu phổi do chấn thương, kén khí phổi, kén phế quản, nấm phổi.
6.3. Hình ảnh:
- Thành hang: mỏng < 2mm thường là kén khí. Thành dày >= 5mm bình thường là ác tính.
- Lòng hang: có mực nước ngang (áp xe, máu…) hang đầy kiểu liềm hơi: kén nang sán bị vỡ, hoặc u nấm Aspergillus. Hơi ở cạnh và dưới = hoại tử phổi.
- Hình ảnh tổ ong: hang nhỏ 1-10mm nối liền nhau, rải ra màng phổi. Trong xơ phổi kẽ vô căn, Saccoidozơ, bụi phổi giai đoạn cuối, bệnh mô bào X.
- Hình ảnh đa kén: túi sau khi nhiễm tụ cầu, bóng kính, giãn phế quản thể kén, lao phổi phá huỷ.
- Hình ảnh đa dạng: lao phổi, áp xe nhiều ổ, di căn K hoại tử.
7. Hội chứng màng phổi:
7.1. Định nghĩa:
Là dấu hiệu TDMP, TKMP, hoặc tổ chức bất thường ở khoang màng phổi.
7.2. Nguyên nhân:
Lao, K, tim mạch, gan thận…
7.3. Các dấu hiệu:
- TD khoang màng phổi lớn: hay gặp.
- TDMP ít: dấu hiệu Re’my: TDMP ở đáy, không thấy mạch máu ở bóng mờ của vòng hoành.
. TDMP khu trú: rãnh liên thuỳ (u ma), trung thất, thành ngực.
- TDMP ác tính: hình đường viền cổ áo, HC Tobios Escudera.
- Dấu hiệu Re’my trong chẩn đoán khác TDMP + TKMP cục bộ với áp xe phổi:
. Đường kính mực nước trên phim thẳng và nghiêng = nhau = áp xe.
. Đường kính mực nước ở phím nghiêng dài hơn là TD + TKMP.
- TDMP thể vòm hoành:
. Bên phải: Vòm hoành cao > 2,5cm -> xác định thêm bằng phim nghiêng.
. Bên trái: khoảng cách túi hơi dạ dày cà nhu mô phổi bình thường < 1,5CM. Nếu > 2,5cm là TDMP.
- Tối mờ 1/2 lồng ngực: đầy đồng bộ là TDMP, nếu kéo khí quản, trung thất -> xẹp phổi (K) + TDMP.
8. Hội chứng trung thất:
8.1. Định nghĩa:
Là các dấu hiệu tổn thương ở trung thất: tràn khí, u, vôi hoá…
8.2. Phân vùng trung thất (Felsol và Armstrong 1992):
- Trung thất trước: sau xương ức đến bờ trước khí quản và bờ sau tim.
- Trung thất giữa: từ đường 2 đến đường trước cột sống.
- Trung thất sau: từ đường 3 đến các cung sườn sau.
+ UTT trước: K hạch, u tuyến ức, u nấm, bướu chìm, krns màng phổi, màng tim, thoát vị hoành lỗ Larrey.
+ UTT giữa: hạch to, bướu chìm, giãn tĩnh mạch trung thất, phình động mạch chủ.
+ UTT sau: U thần kinh, cột sốt, phình động mạch chủ xuống.
8.3. Đặc điểm bóng mờ trung thắt:
Bờ rõ, u vồng vào phổi, góc tiếp xúc với TT tù.
9. Hội chứng thành ngực:
9.1. Định nghĩa:
Là các dấu hiệu tổn thương ở thành ngực (xương sườn…).
9.2. Các dấu hiệu:
- Giới hạn rõ.
- Góc tiếp nối tù.
- Bờ trong vồng vào nhu mô phổi.
- Xương sườn bị bào mòn, phá huỷ…
II. CÁC HÌNH ẢNH XQ KHÁC
10. Vôi hoá:
thành ngực, màng phổi, van tim, màng ngoài tim, ở bạch, ở KPQ, ở nhu mô (lao, nấm…).
- Nguyên nhân: nấm Histoplasma, tăng canxi máu, cường phế giáp trạng, loạn sản sụn và phôi, lao, K xương di căn, Hemosiderin.
11. Biến đổi vòm hoành:
- Vòm hoành hạ thấp: TKMP, KTP.
- Vòm hoành lên cao: gan – lách to, cổ chướng, chửa. Nếu lên cao 1 bên: xơ hoặc xẹp phổi, vô căn bẩm sinh…
- Bóng mờ trên hoành: thoát vị Bochdaleck Larrey.
12. Phổi tim:
- Là cao áp tĩnh mạch phổi trong suy tim trái. TPM không phải phổi tim.
- Là hình ảnh của các HC mạch máu, mô kẽ, HC phế nang và màng phổi.
Tải về
Chia sẻ
  • Gửi bài mới
  • Trả lời chủ đề này

Hôm nay: Fri Apr 26, 2024 3:33 pm